™•¤°»Vick«°¤•™
Cháp 5 ([You must be registered and logged in to see this link.] chít cười "cháp" ặc ặc )
Thời gian như thoi đưa thắm thoắt trôi qua.
Ba năm sau cô bé Nhật Lan –
ah không phải nói là Thu Dung, Nguyễn Thu Dung năm nay đã 8t rồi, cô bé
tuy người nhỏ con nhưng lại rất thông thạo khôn khéo, dù nhỏ tuổi nhưng
cô biết đi rừng, trèo đèo, leo đồi, lội suối......, biết giúp cha mẹ
nhiều vô số việc như đi làm đất, cắt lúa, đẩy xe lúa, chăn nuôi lợn, gà,
bò, vịt, .… mọi việc trong nhà cô bé đều có thể làm rất tốt dù cho bố
mẹ chẳng bắt cô bé phải làm.
Từ năm lên lớp 1 (tức là 1
năm sau khi cô bé sống tại đây) nó đã tự đi học mà không cần bố mẹ phải
dẫn rồi, không như một tiểu thư trên thành phố đi học có xe đưa người
đón, những đứa trẻ miền núi ở đây đi học thật vất vả, cả một vùng rừng
rú núi non rộng lớn này chỉ lẻ tẻ có mấy bản làng, tại đây có duy nhất
một trường tiểu học cho cả vùng, nói là trường chứ thực ra nó chỉ là vài
căn nhà lá lụp xụp tồi tàn thôi, những đứa trẻ ở đây cũng không biết
tới học là gì và học để làm gì cả nên đa số chúng đều không hề có hứng
đi học mà trốn nghỉ ở nhà phụ giúp gia đình, chỉ có bố mẹ nó là cứ bắt
nó phải đi học bằng được mà thôi. Ngôi trường cũng chỉ có một cô giáo và
một thầy giáo là hai người, đường từ nhà đến trường cô bé cũng không
biết là xa mấy km mà nó chỉ biết là mình phải đi qua hai sườn núi, một
tán rừng, một cây cầu gỗ, một con suối với vài khúc quanh đường đất mà
thôi, bàn chân nhỏ bé vậy mà lại không biết mỏi hàng ngày vẫn đều đều đi
học lấy cái chữ, cái mà bố mẹ nó bảo phải có thì mới thành người tốt
được. Thật ra mấy ngày đầu đi học bố mẹ nó đều là dẫn nó đi nhưng tính
tình nó vốn cứng rắn lại thương bố mẹ, tuy nhỏ nhưng nó cũng biết là nhà
mình rất lắm việc nên nó đề nghị để nó tự mình đi học, bố mẹ lúc đầu
cũng không cho nhưng nó cứ ương bướng mãi nên họ đành phải chiều theo,
nó không biết rằng cả năm học lớp 1 đó khi nó đi học cũng là lúc ba nó
len lén đi theo đằng sau bảo vệ cho con gái mình, một năm thấy nó quật
cường vượt qua quãng đường hơn 10 cây số đi học thì ba nó mới yên tâm để
nó đi một mình.
Ngôi trường này chỉ học có
một buổi sáng nên đến trưa là nó lại về nhà, buổi chiều ở nhà phụ giúp
cha mẹ, càng lớn cô bé càng làm được nhiều việc, chứng kiến bố mẹ tần
tải lao động mà nó cũng không thể cho mình rong chơi nhàn tản được, khi
lên đây khai hoang bố mẹ được chính quyền xã cấp cho một vùng rất rất
rộng, nó đếm cũng thấy có 3 quả đồi, 2 khu đất, 2 cái ao, một cái rừng
trồng cây, mấy nương lúa nữa. Đất rộng thì việc cũng nhiều, dù ba người
nhà nó quần quật suốt ngày cũng không làm xuể được. Ví dụ như 2 quả đồi
trông cây ăn quả, mùa thu hoạch không nói tới bận như thế nào mà chỉ nói
tới ngày gần thu hoạch thôi, việc phòng chống sâu hại, bệnh cho cây
cũng khiến cho nhà nó phải chạy quắng lên. Chỉ có khu đồi trồng các loại
cây cảnh như cọ, cau thì nhàn nhất nhưng cũng rất vất vả và chán đến
nhàm nản vì từ khi hiểu biết nó chưa thấy khu đồi đó bán được cây nào cả
[You must be registered and logged in to see this link.],
khu rừng thì nhân giống trồng nhiều loại cây như bạch đàn, liễu,
phượng, trà (là cây trà chứ không phải trà uống đâu nha)….. thì cũng
không tới nỗi bận như đồi cây ăn quả mà lại thi thoảng vẫn có người tới
đây mua bán cây giống. Hai khu đất bãi thì còn vất vả lắm việc hơn nữa
vì nhà nó lập đây thành một trang trại khép kín, tại đó trồng vô số rau
màu, lập chuồng trại chăn nuôi dê bò lợn gà…, lấy ao hồ thả cá, vùng
trang trại này nó biết mới là thu nhập chính trong nhà nên việc làm ở đó
cũng là nhiều không xuể được, ví dụ chỉ đơn giản việc cắt cỏ nuôi cá
thôi cũng khiến nó hàng ngày làm việc không ngừng nghỉ rồi chứ chưa nói
tới nhiều việc không tên khác nữa mà sau khi làm xong việc này nó lại
chạy tới giúp đỡ phụ cho bố mẹ mình, hay như mùa đông là mùa thu hoạch
quế, việc bóc quế cứ phải gọi là sưng tay luôn ( [You must be registered and logged in to see this link.] hihihi).
Nhưng nói vậy cũng không
nghĩa là nó không có thời gian rảnh rỗi vui chơi, chỉ là vui chơi của nó
cũng gắn với việc làm vậy, vùng này là vùng sâu vùng xa trung tâm nên
vẫn chưa có điện sinh hoạt vì thế thú vui của nó cũng không như ở thành
phố. Mùa hè là mùa thu hoạch cây trái nhiều nhất và cũng là khi nó được
nghỉ học, cái lúc mà người ta thường gọi là nghỉ hè ấy mà, khi ấy nó
thường hay trèo vắt vẻo lên cành cây nằm ngắm trời ngắm đất ăn những
trái cây sai trĩu chịt ngay trên cây đung đưa cạnh gần chỗ nó nằm, nó
nằm đó suy nghĩ về những lần mình được lên thị trấn chơi, chà trên đó có
cái tivi phát ra hình coi thật là thích mắt, còn có rất nhiều trò vui
vui nữa mà nó đều thích nhưng nó biết nhà nó ở đây thì còn lâu mới có
những thứ đó, với tay sang lấy một quả vải bóc ăn nó thầm tự nhủ “ở đây
vẫn thích hơn, trên thị trấn không có cây mà nằm ngắm trời như thế này
hihi” hay như mùa đông ngồi trong lòng mẹ bên đống lửa sưởi ấm mà ngậm
lát quế thì thích thú thôi rồi, ở đây có bố mẹ rất là yêu chiều nó nữa
chứ.
Tuy bận là thế nhưng nhà cô
bé luôn có một ngày nghỉ hoàn toàn, cả ba người không có làm chút việc
nào hết cả. Đó là ngày giỗ của chị gái cô, cô bé không có ấn tượng gì về
chị gái mình nhưng vẫn luôn tôn kính với chị mình dù cho chị ấy đã mất,
vào ngày này cô bé thường ở bên mộ chị gái trò chuyện rất nhiều điều,
kể rất nhiều chuyện gia đình và bản thân cho chị cô nghe với hy vọng chị
cô ở một nơi rất xa mà nghe được sẽ vui vẻ.
Thời gian lại thấm thoắt !!!![You must be registered and logged in to see this link.]
Sáu năm nữa trôi qua, càng
lớn Thu Dung càng tháo vát trong việc nhà, cô cũng năng động hoạt bát
hơn nhiều, đất nước đổi mới nền kinh tế phát triển nên nhà cô bây giờ
cũng đã có điện dùng, quanh vùng này trước đây bỏ hoang để vu không có
một nóc nhà nào cả thì bây giờ khu này cũng đã thành một xóm dù cho hàng
xóm cũng cách nhà nó hơn 1 cây số, sáu năm trôi qua trong tình yêu hết
lòng của cha mẹ, trong những bề bộn lo vén cuộc sống cùng với bố mẹ,
trong những vất vả của ngập đầu việc nông gia, trong sự đơn sơ mộc mạc
hoang dã mạnh mẽ của núi rừng, chà cô bé ngày nào cũng đã trưởng thành
qua tuổi dậy thì rồi, nó đã trở thành một bông hoa của núi rừng!! đúng
là một bông hoa nhưng không yếu mềm mà thật rắn rỏi mạnh mẽ, những cơn
gió của rừng sâu cũng không sao thổi bay được bông hoa kia dù cho nó có
to lớn thế nào chăng nữa.