™•¤°»Vick«°¤•™
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam
đang tham gia đàm phán có yêu cầu Việt Nam phải triển khai dịch vụ [You must be registered and logged in to see this link.] trong vòng 5 năm tới.
Theo
nhận định của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), việc triển khai dịch vụ
chuyển mạng giữ nguyên số sẽ góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên thị
trường đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và các doanh
nghiệp di động. Chuyển mạng giữ nguyên số là xu thế tất yếu, được thực
thi với tốc độ ngày một nhanh, mạnh ở hầu khắp khu vực trên thế giới.
Chẳng hạn, ở khu vực châu Âu đã hoàn tất chính sách này, các nước phát
triển ở châu Mỹ cũng triển khai và thời gian tới đây là giai đoạn mở
rộng ở các nước châu Á.
Vẫn theo Cục Viễn thông, cùng với sự phát
triển, hội nhập của đất nước, ngành viễn thông di động Việt Nam cần lập
kế hoạch đón đầu xu thế phát triển của thế giới nhằm thúc đẩy quá trình
mở cửa thị trường, tăng cường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, phục vụ
ngày càng tốt hơn nhu cầu của của xã hội và việc triển khai cung cấp
dịch vụ chuyển mạng chính là một bước đi quan trọng hướng đến mục tiêu
đó.
Với những điều kiện hiện tại của thị trường viễn thông di động
Việt Nam, việc thực thi dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số nhằm đáp ứng
các lợi ích đặt ra là một nhu cầu cấp thiết cần được thực hiện sớm nhất
có thể.
Ngoài ra, việc triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho
thuê bao cũng là khuyến nghị và yêu cầu của một số tổ chức, hiệp hội
viễn thông quốc tế mà Việt Nam là một nước thành viên. Bộ TT&TT đang
tham gia đàm phán chương Viễn thông thuộc Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình dương (TPP). Dự thảo của Hiệp định này yêu cầu Việt Nam
triển khai dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao trong vòng
5 năm tới. Ngay sau đó cần xem xét triển khai dịch vụ chuyển mạng đối
với thuê bao cố định. Trong các cuộc gặp gỡ và hội thảo với những tổ
chức quốc tế như ITU, APEC Tel… đa số các nước đã triển khai dịch vụ
chuyển mạng giữ nguyên số đều khuyến nghị các quốc gia (đặc biệt là
những nước có thị trường viễn thông đang dần bão hòa) nên sớm triển khai
cung cấp dịch vụ chuyển mạng; đồng thời khuyến nghị các quốc gia có dự
kiến triển khai cung cấp dịch vụ nên lựa chọn mô hình xử lí quy trình
chuyển mạng, cơ sở dữ liệu tập trung và định tuyến trực tiếp để đảm bảo
sự linh hoạt, ổn định và thuận lợi khi cung cấp dịch vụ cho cả khách
hàng và các đơn vị liên quan.
Tỉ lệ bao nhiêu là thành công?
Cục
Viễn thông cho rằng, xét dưới khía cạnh người sử dụng dịch vụ, với
nhiều lợi ích mang lại, đặc biệt là bảo đảm quyền tự do lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ, việc triển khai dịch vụ chuyển mạng trong mọi trường
hợp đều có thể coi là thành công. Thêm vào đó, dịch vụ này đưa đến những
ảnh hưởng tích cực đối với thị trường viễn thông di động, đặc biệt là
thúc đẩy cạnh tranh khi thị trường đi vào bão hòa. Đây là kết quả vốn
không thể định lượng rõ ràng nhưng lại rất quan trọng.
Tuy vậy,
xét trên góc độ kinh tế, có thể đánh giá sự thành công hay thất bại của
dịch vụ chuyển mạng căn cứ vào tỉ lệ (hoặc số lượng) thuê bao chuyển
mạng. Tại một số quốc gia, việc chuyển mạng giữa 2G và 3G trong cùng một
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng được tính như chuyển mạng. Do đó, tỉ
lệ thuê bao chuyển mạng tại các nước này khá cao (có thể >10% - phần
lớn là chuyển giữa 2G và 3G). Với các nước không tính trường hợp chuyển
mạng giữa 2G và 3G thì tỉ lệ thuê bao chuyển mạng 2% được coi là thành
công về mặt triển khai. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Hồng Kông
(Trung Quốc), Hàn Quốc, Úc, Tây Ban Nha và Thụy Điển, dịch vụ chuyển
mạng hoạt động rất thành công với tỉ lệ thuê bao chuyển mạng cao (trên
6%) đem lại lợi nhuận đáng kể về kinh tế.
Để thực thi chính sách
này thành công, Cục Viễn thông cho rằng điều quan trọng nhất là phải lựa
chọn được phương án hợp lí cho 3 mô hình: định tuyến cuộc gọi, quản lí
cơ sở dữ liệu và quản lí quy trình chuyển mạng. Trong đó, mô hình quản
lí quy trình chuyển mạng có ý nghĩa quan trọng nhất vì liên quan đến quy
mô, hình thức và trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình
thiết lập và vận hành khai thác hệ thống chuyển mạng. Bên cạnh đó, theo
kinh nghiệm của một số quốc gia, để triển khai thành công dịch vụ chuyển
mạng còn cần một số yếu tố khác. Thứ nhất là thời gian chuyển mạng
(tính từ lúc thuê bao gửi yêu cầu chuyển mạng đến khi bắt đầu sử dụng
dịch vụ của doanh nghiệp di động mới) càng ngắn càng khuyến khích khách
hàng sử dụng dịch vụ chuyển mạng. Thứ hai là phí chuyển mạng thu của
khách hàng thấp hoặc nhiều trường hợp không thu phí. Thứ ba là việc
chuyển mạng không làm thay đổi nhiều thông tin cá nhân của khách hàng.
Cuối cùng là quyết tâm của cơ quan quản lí Nhà nước trong việc hỗ trợ
quá trình triển khai cùng với cơ chế chính sách hợp lí, đi kèm công tác
quảng bá, tuyên truyền về dịch vụ chuyển mạng tới người dùng được thực
hiện tốt.
Cục Viễn thông cho biết, thời gian chuyển mạng kéo dài,
phí chuyển mạng cao, thủ tục rườm rà và thậm chí là sự cản trở từ các
nhà cung cấp dịch vụ thông qua việc áp dụng chính sách hỗ trợ giá thiết
bị đầu cuối, cam kết hợp đồng sử dụng dịch vụ… cũng là những rào cản đối
với khách hàng, góp phần khiến cho tỉ lệ chuyển mạng ở mức thấp. Việc
không cân nhắc kĩ và có những lựa chọn thiếu phù hợp đối với các yếu tố
trên có thể dẫn đến sự không thành công của dịch vụ chuyển mạng. Đã có
một số quốc gia triển khai dịch vụ nhưng không thành công như Ireland,
Phần Lan, Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật Bản, Singapore… bởi tỉ lệ thuê bao
chuyển mạng ở mức thấp.
đang tham gia đàm phán có yêu cầu Việt Nam phải triển khai dịch vụ [You must be registered and logged in to see this link.] trong vòng 5 năm tới.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Cần triển khai dịch vụ chuyển mạngTheo
nhận định của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), việc triển khai dịch vụ
chuyển mạng giữ nguyên số sẽ góp phần thúc đẩy cạnh tranh trên thị
trường đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng và các doanh
nghiệp di động. Chuyển mạng giữ nguyên số là xu thế tất yếu, được thực
thi với tốc độ ngày một nhanh, mạnh ở hầu khắp khu vực trên thế giới.
Chẳng hạn, ở khu vực châu Âu đã hoàn tất chính sách này, các nước phát
triển ở châu Mỹ cũng triển khai và thời gian tới đây là giai đoạn mở
rộng ở các nước châu Á.
Vẫn theo Cục Viễn thông, cùng với sự phát
triển, hội nhập của đất nước, ngành viễn thông di động Việt Nam cần lập
kế hoạch đón đầu xu thế phát triển của thế giới nhằm thúc đẩy quá trình
mở cửa thị trường, tăng cường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, phục vụ
ngày càng tốt hơn nhu cầu của của xã hội và việc triển khai cung cấp
dịch vụ chuyển mạng chính là một bước đi quan trọng hướng đến mục tiêu
đó.
Với những điều kiện hiện tại của thị trường viễn thông di động
Việt Nam, việc thực thi dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số nhằm đáp ứng
các lợi ích đặt ra là một nhu cầu cấp thiết cần được thực hiện sớm nhất
có thể.
Ngoài ra, việc triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng cho
thuê bao cũng là khuyến nghị và yêu cầu của một số tổ chức, hiệp hội
viễn thông quốc tế mà Việt Nam là một nước thành viên. Bộ TT&TT đang
tham gia đàm phán chương Viễn thông thuộc Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình dương (TPP). Dự thảo của Hiệp định này yêu cầu Việt Nam
triển khai dịch vụ chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao trong vòng
5 năm tới. Ngay sau đó cần xem xét triển khai dịch vụ chuyển mạng đối
với thuê bao cố định. Trong các cuộc gặp gỡ và hội thảo với những tổ
chức quốc tế như ITU, APEC Tel… đa số các nước đã triển khai dịch vụ
chuyển mạng giữ nguyên số đều khuyến nghị các quốc gia (đặc biệt là
những nước có thị trường viễn thông đang dần bão hòa) nên sớm triển khai
cung cấp dịch vụ chuyển mạng; đồng thời khuyến nghị các quốc gia có dự
kiến triển khai cung cấp dịch vụ nên lựa chọn mô hình xử lí quy trình
chuyển mạng, cơ sở dữ liệu tập trung và định tuyến trực tiếp để đảm bảo
sự linh hoạt, ổn định và thuận lợi khi cung cấp dịch vụ cho cả khách
hàng và các đơn vị liên quan.
Tỉ lệ bao nhiêu là thành công?
Cục
Viễn thông cho rằng, xét dưới khía cạnh người sử dụng dịch vụ, với
nhiều lợi ích mang lại, đặc biệt là bảo đảm quyền tự do lựa chọn nhà
cung cấp dịch vụ, việc triển khai dịch vụ chuyển mạng trong mọi trường
hợp đều có thể coi là thành công. Thêm vào đó, dịch vụ này đưa đến những
ảnh hưởng tích cực đối với thị trường viễn thông di động, đặc biệt là
thúc đẩy cạnh tranh khi thị trường đi vào bão hòa. Đây là kết quả vốn
không thể định lượng rõ ràng nhưng lại rất quan trọng.
Tuy vậy,
xét trên góc độ kinh tế, có thể đánh giá sự thành công hay thất bại của
dịch vụ chuyển mạng căn cứ vào tỉ lệ (hoặc số lượng) thuê bao chuyển
mạng. Tại một số quốc gia, việc chuyển mạng giữa 2G và 3G trong cùng một
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cũng được tính như chuyển mạng. Do đó, tỉ
lệ thuê bao chuyển mạng tại các nước này khá cao (có thể >10% - phần
lớn là chuyển giữa 2G và 3G). Với các nước không tính trường hợp chuyển
mạng giữa 2G và 3G thì tỉ lệ thuê bao chuyển mạng 2% được coi là thành
công về mặt triển khai. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Hồng Kông
(Trung Quốc), Hàn Quốc, Úc, Tây Ban Nha và Thụy Điển, dịch vụ chuyển
mạng hoạt động rất thành công với tỉ lệ thuê bao chuyển mạng cao (trên
6%) đem lại lợi nhuận đáng kể về kinh tế.
Để thực thi chính sách
này thành công, Cục Viễn thông cho rằng điều quan trọng nhất là phải lựa
chọn được phương án hợp lí cho 3 mô hình: định tuyến cuộc gọi, quản lí
cơ sở dữ liệu và quản lí quy trình chuyển mạng. Trong đó, mô hình quản
lí quy trình chuyển mạng có ý nghĩa quan trọng nhất vì liên quan đến quy
mô, hình thức và trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình
thiết lập và vận hành khai thác hệ thống chuyển mạng. Bên cạnh đó, theo
kinh nghiệm của một số quốc gia, để triển khai thành công dịch vụ chuyển
mạng còn cần một số yếu tố khác. Thứ nhất là thời gian chuyển mạng
(tính từ lúc thuê bao gửi yêu cầu chuyển mạng đến khi bắt đầu sử dụng
dịch vụ của doanh nghiệp di động mới) càng ngắn càng khuyến khích khách
hàng sử dụng dịch vụ chuyển mạng. Thứ hai là phí chuyển mạng thu của
khách hàng thấp hoặc nhiều trường hợp không thu phí. Thứ ba là việc
chuyển mạng không làm thay đổi nhiều thông tin cá nhân của khách hàng.
Cuối cùng là quyết tâm của cơ quan quản lí Nhà nước trong việc hỗ trợ
quá trình triển khai cùng với cơ chế chính sách hợp lí, đi kèm công tác
quảng bá, tuyên truyền về dịch vụ chuyển mạng tới người dùng được thực
hiện tốt.
Cục Viễn thông cho biết, thời gian chuyển mạng kéo dài,
phí chuyển mạng cao, thủ tục rườm rà và thậm chí là sự cản trở từ các
nhà cung cấp dịch vụ thông qua việc áp dụng chính sách hỗ trợ giá thiết
bị đầu cuối, cam kết hợp đồng sử dụng dịch vụ… cũng là những rào cản đối
với khách hàng, góp phần khiến cho tỉ lệ chuyển mạng ở mức thấp. Việc
không cân nhắc kĩ và có những lựa chọn thiếu phù hợp đối với các yếu tố
trên có thể dẫn đến sự không thành công của dịch vụ chuyển mạng. Đã có
một số quốc gia triển khai dịch vụ nhưng không thành công như Ireland,
Phần Lan, Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật Bản, Singapore… bởi tỉ lệ thuê bao
chuyển mạng ở mức thấp.