™•¤°»Vick«°¤•™
Đã gần 20 năm trôi qua, nhiều lúc cô nhớ mẹ đến quay quắt cho dù trong
trí óc cô, những hình ảnh về mẹ chỉ còn lại rất nhạt nhòa...
Đây
là lần thứ hai Tuyên đi tàu. Lần đầu tiên là khi cô vẫn còn nhỏ lắm,
cùng với mẹ trên chuyến tàu Sài Gòn – Hà Nội ra “thăm” bác ruột. Và cô ở
Hà Nội kể từ đó cho đến giờ, còn mẹ cô không rõ đã đi đâu. Khi ấy cô
còn quá bé để nhớ lại mọi chuyện, chỉ nhớ rằng cô lớn lên được như ngày
hôm nay nhờ phần lớn vào công nuôi dưỡng của hai bác, đôi khi là sự quan
tâm của anh Minh – con trai bác.
***
Cô
biết mình không có cha. Chẳng phải do nghe ai xì xầm bàn tán, cũng
chẳng phải do cô bị bạn bè trêu chọc. Ở đây, cô có một cuộc sống tốt hết
mức có thể và ai cũng tránh nhắc đến những từ được cho là “nhạy cảm”,
những từ được cho là sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của cô. Cô cũng chưa
từng hỏi ai về điều này, chỉ là đủ khôn lớn để nhớ lại rằng từ cái ngày
xa lơ xa lắc lúc còn ở với mẹ đã chẳng có khi nào cô được biết mặt cha,
chỉ là đủ thông minh để nhận ra trong tờ giấy khai sinh khi nộp hồ sơ
nhập học, phần tên cha bị bỏ trống. Chẳng phải ngẫu nhiên người ta đặt
phần tên cha và tên mẹ ngang nhau, bằng nhau. Để khi khuyết một phần nào
đó rồi, người ta nhìn vào và thấy trống trải, hụt hẫng ghê gớm.
Nhiều
khi Tuyên đã quá quen với cuộc sống ở đây đến mức coi hai bác như cha
mẹ của mình và sau khi tan học cũng vội về nhà vì mọi người đang đợi.
Phải rồi. Hai bác yêu Tuyên như con gái, chưa bao giờ làm Tuyên phải
chạnh lòng về chuyện gì. Người ngoài nhìn vào chắc hẳn phải nghĩ rằng
Tuyên là con ruột khi nhìn bác gái âu yếm chọn cho cô chiếc váy điệu đà,
khi nhìn bác trai vật lộn giữa trưa nắng với cái xe đạp để chiều cô có
xe kịp đến buổi học. Thế nhưng Tuyên chưa bao giờ gọi hai bác là cha,
mẹ, bởi lẽ với cô, ẩn sâu trong hai từ đó còn có một ý nghĩa ruột thịt,
một ý nghĩa thiêng liêng lắm mà cô chưa bao giờ dám nhắc đến. Những kí
ức nhạt nhòa về hình ảnh của mẹ tay xách bị, tay nắm chặt tay Tuyên dắt
cô lên chuyến tàu dài dằng dặc ấy có lẽ vĩnh viễn cô sẽ chẳng bao giờ
quên được.
***
Giờ
Tuyên đã là một thiếu nữ hai mươi hai tuổi, vừa kết thúc 4 năm đại học
với tấm bằng đỏ chói trong tay. Ngày tốt nghiệp hai bác đến chia vui,
lúc đưa cho Tuyên bó hoa, ôm cô vào lòng, bất chợt bác gái nói:
- Làm con gái bác nhé!
Tuyên im lặng.
Cô
đã lớn từng này rồi, nhưng số năm sống bên mẹ có lẽ chỉ tính bằng một
phần rất nhỏ số tuổi của cô. Và trong đằng đẵng ngần ấy năm, cũng đã có
những người bạn trai ngỏ lời, cũng có những người xa xôi, có những người
Tuyên cũng đã từng mong sẽ được gần gũi… Nhưng chưa một lần Tuyên nhận
lời, chính bởi cái mặc cảm ấy. Cái mặc cảm “bị cha mẹ bỏ rơi”.
Thì
từ trước đến giờ, Tuyên đâu có khác gì con gái hai bác. Nhưng nếu làm
con gái thực sự sẽ khác, sẽ có những giấy tờ thủ tục khác, cách xưng hô
cũng khác, và cuộc sống có lẽ cũng mới hơn rất nhiều. Mà hình như Tuyên
vẫn đang chờ đợi một điều gì đó, như cô đã chờ đợi mười tám năm nay, chờ
đợi những tiếng yêu thương được cất lên từ đáy lòng với những con người
mà cho dù đã bỏ rơi cô nhưng cô vẫn chẳng thể nào ghét bỏ.
***
Những
ngày này, sự quan tâm của hai bác dành cho Tuyên nhiều hơn khiến nhiều
lúc cô có cảm giác rằng mọi người đang cố gắng bù đắp cho những thiếu
hụt trong cuộc sống tình cảm của cô. Hai bác tổ chức cho cả nhà những
chuyến du lịch dài ngày, đưa Tuyên đi mua sắm, cho Tuyên đi tập đàn, tập
Yoga. Dường như thời gian ở nhà của Tuyên còn ít hơn trước đây, lúc cô
vẫn còn học đại học. Lý do hai bác chưa cho cô đi làm là vì muốn cho cô
thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu bước vào cuộc sống khác. Tuyên
nghe lời hai bác, như trước nay vẫn vậy.
Thế
rồi đến cuối tuần trước, khi bác lại bảo đăng kí cho Tuyên lớp học nấu
ăn, Tuyên mới cảm thấy như việc mỗi ngày chỉ còn vài tiếng trở về nhà để
gặp hai bác, vệ sinh cá nhân rồi đi ngủ ấy có gì đó khó hiểu. Gặng hỏi
mãi, cuối cùng bác gái mới trầm ngâm:
- Mẹ con về tìm con đó…
lặng người… Đã gần 20 năm trôi qua, nhiều lúc cô nhớ mẹ đến quay quắt
cho dù trong trí óc cô, những hình ảnh về mẹ chỉ còn lại rất nhạt nhòa,
chỉ tìm đến cô trong những cơn mộng mị triền miên lúc nhỏ và thưa thớt
dần khi lớn lên. Đã có lúc cô khao khát gọi tiếng mẹ thân thương biết
nhường nào, khao khát ôm mẹ vào lòng mà kể lể bao chuyện hằng ngày. Cô
không biết mặt cha, từ khi sinh ra. Thế nên từ “bố” không có nhiều trong
suy nghĩ của cô. Nhưng mẹ đã dứt ruột đẻ ra cô, đã nuôi nấng cô bốn
năm, bốn năm ấy dù ngắn sao có thể coi như không có. Trái tim cô nửa như
reo vui, rồi như đứt đoạn.
Mẹ
tìm cô để làm gì? Hai bác coi cô như con, nếu cô bỏ hai bác để về sống
với mẹ thì gia đình chắc hẳn sẽ buồn lắm. Còn nếu mẹ không định đưa cô
theo, chỉ muốn biết giờ cô sống ra sao thì sao? Nhỡ mẹ đã có gia đình
mới, có những đứa con xinh đẹp thì sao? Vì sao ngày xưa mẹ lại bỏ mình…
Những câu hỏi cứ xoáy trong đầu cô, bỗng chốc biến những nhớ thương,
những dỗi hờn lo lắng thành hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Cô bỏ về
phòng, bỏ bữa cơm, cũng không dám hỏi bác…
Để
giờ đây, cô đang ngồi trên con tàu đi ra biển. Tuyên bảo với hai bác
rằng mình mệt mỏi, muốn được nghỉ ngơi. Hai bác chẳng cản. Trước khi đi
bác gái ôm chặt cô vào lòng, nói:
- Con có đi đến bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào thì nơi vẫn là nhà của con, con vẫn là con gái của hai bác…
Không hiểu sao cô có cảm giác sau chuyến đi này, sẽ có rất nhiều chuyện xảy ra và nhiều thứ thay đổi…
Những
ngày ở biển, Tuyên không đi chơi nhiều. Phần lớn thời gian cô dành để ở
trong phòng khách sạn đóng kín cửa suy nghĩ. Cô không biết mình đang
chạy trốn điều gì. Cô thậm chí còn chưa gặp mẹ, chưa biết ý định của mẹ.
Cô sợ những biến cố lớn trong cuộc đời. Trái tim cô dường như đã lành
lại hoàn toàn sau vết sẹo bị bỏ rơi thời thơ bé, nhưng như thế không có
nghĩa rằng cô sẽ lại sẵn sàng cho một vết sẹo mới, nếu như mẹ sẽ lại bỏ
rơi cô…
Cô
tắt điện thoại, không liên lạc về nhà dù biết rằng hai bác chắc đang lo
phát điên và anh Minh sẽ lại chạy khắp nơi để hỏi tin tức về cô giống
như những lần trước đây cô về nhà muộn do hỏng xe, hay nổi hứng hò hẹn
với bạn bè. Gia đình bác đã là nhà của cô rồi và hai bác đã thay bố mẹ
cô đóng vai trò của người cha, người mẹ… Rồi cô sẽ phải làm sao nếu mẹ
đề nghị cô đi cùng… Nghĩ đến những vất vả của hai bác trong suốt nhiều
năm qua, cô chợt lại thấy mắt mình ướt…
Rồi
khi tất cả những suy nghĩ trong lòng đã qua đi, cô bất chợt tự hỏi
trông mẹ thế nào nhỉ? Mẹ bây giờ có gầy như ngày xưa, người lúc nào cũng
đậm mùi mồ hôi mỗi khi ôm cô hít hà cưng nựng? Tóc mẹ có dài đen nhánh
như xưa trong những buổi chiều hai mẹ con ngồi bên giếng múc từng gầu
nước tắm gội cho nhau… Và… Mẹ có khóc khi nghĩ về cô, đứa con gái bé
bỏng sớm phải xa mẹ thiếu đi tình cảm ruột thịt…
Cô
chợt nhận ra cô yêu thương mẹ biết bao nhiêu, và trái tim cô chẳng có
chỗ cho sự giận hờn, căm ghét mẹ. Cô quyết định sẽ trở về Hà Nội, gặp
lại mẹ cho dù có chuyện gì xảy ra. Bởi lẽ mẹ về tìm cô nghĩa là còn nhớ
đến cô. Tuyên chỉ cần có vậy.
***
Tuyên
về đến Hà Nội vào lúc tối muộn, bước vào phòng khách đã thấy mọi người
ngồi chờ với ánh mắt ưu tư mệt mỏi, và trong đó có một người lạ. Người
ấy ngồi ở cái ghế tận trong góc phòng, quần áo tối màu đã cũ sờn, gương
mặt gầy và đen hơn bác gái, và đôi mắt u buồn như đang muốn nói gì đó
với cô. Cô nhận ra mẹ. Nhiều năm trước đây, khi mẹ nắm tay cô tới cổng
nhà bác, trước khi hai mẹ con vào nhà mẹ cũng nhìn cô bằng ánh mắt u
buồn ấy. Ánh mắt chứa đựng biết bao yêu thương, rối bời, bất lực, đau
đớn.
Cô nghẹn ngào:
- Mẹ…
Bất chợt cả ba người phụ nữ trong căn phòng ấy là Tuyên, mẹ cô và bác gái chạy lại ôm lấy nhau, nửa khóc nửa cười.
***
Những
ngày sau ấy, Tuyên như một con chim nhỏ, chạy hết góc này tới góc khác
miệng líu lo vui tươi hơn tất cả những năm vừa qua, vui hơn cả khi cô
thi đỗ đại học, khi đạt giải nghiên cứu khoa học, khi cầm tấm bằng tốt
nghiệp loại ưu.
Cả
ba người hết đi chợ mua mua sắm sắm thì lại nấu nướng, giặt giũ dọn
dẹp. Rồi lúc rảnh ba người phụ nữ lại kéo nhau vào chung một phòng cùng
nhau xem phim, nói chuyện, kể lể. Dường như Tuyên có cùng một lúc tới
hai người mẹ mà người nào cũng yêu thương cô.
Tuyên
không hỏi mẹ về quãng thời gian đã qua, bởi chỉ cần nhìn vết chân chim
nơi khóe mắt, những nếp nhăn bàn tay và những sợi bạc trên mái đầu đen
nhánh ngày nào đã cho cô biết rằng hẳn mẹ cô cũng đã vất vả vô cùng, và
đau đớn bao nhiêu trong khoảng thời gian xa cách. Cô cũng không hỏi mẹ
khi nào sẽ đi, bởi cô sợ cảm giác phải chia xa sẽ gặm nhấm cô dần dần từ
lúc cô biết tin.
Thấm
thoắt cũng đã ba tuần trôi qua kể từ khi họ đoàn tụ. Bữa cơm hôm ấy mẹ
đích thân đi chợ, không cho cô và bác vào bếp giúp đỡ gì. Mẹ làm những
món giản dị không cầu kì: món canh chua cá, rau muống xào, trứng rán
thơm phức, thịt heo kho… Bữa cơm hôm ấy cô ăn thật ngon, vì mặc dù đơn
giản nhưng món nào cũng đậm đà và hợp khẩu vị của cô lắm.
Sau bữa cơm, lúc mọi người đang ngồi quây quần uống nước, mẹ cô cất lời:
- Thời gian qua em làm phiền cả nhà nhiều quá, có lẽ ngày mai em sẽ đi…
Tuyên
một lần nữa chết đứng. Lần đầu tiên là lúc cô nghe tin mẹ về tìm, lần
thứ hai là buổi tối gặp mẹ, còn lần thứ ba là hôm nay. Nhưng dường như
người cuống quýt hơn lại là bác cô. Bác cất lời:
-
Cô không thể đi được, con bé đã khổ sở thế nào khi thiếu cô, giờ không
lẽ lại bắt nó chịu nỗi đau này lần nữa. Còn chị, chị cũng chẳng thể nhìn
cô mang con bé ra đi… Với chị nó cũng như là con gái của chị rồi… Cô về
đây sống với anh chị và con bé đi... Chị van cô… Đường đời khổ đau, nếm
trải như thế là đủ rồi…
Mẹ Tuyên mắt rưng rưng chẳng thốt lên lời, chờ đợi. Tuyên bất chợt lên tiếng:
- Con muốn có cả hai người mẹ. Con muốn sống cùng cả gia đình mình, con không muốn mất bất cứ ai..
Cô
nói một hơi, rồi khuỵu xuống như chẳng còn hơi sức mà đứng vững nữa. Cả
hai người mẹ lại chạy về phía cô. Cô nói giọng khản đặc:
- Mẹ đừng bỏ con, đừng bỏ con…
***
Sáng
sớm hôm sau tỉnh dậy, cô thấy mình nằm trên giường phía bên cạnh, hai
người mẹ nắm tay nhau nhìn cô. Mẹ cô nói đã quyết định sẽ ở lại đây bên
cô. Mẹ và bác sẽ mở một hàng ăn sáng trước nhà. Rằng cô phải dậy sớm phụ
hai người nấu nướng chuẩn bị. Rằng cô phải nhanh chóng kiếm một anh
chàng về đây để hai người xem xét. Rằng cũng đã đến lúc cô bắt đầu đi
làm rồi, hai mươi hai tuổi đầu rồi chứ còn bé bỏng gì nữa. Họ còn nói
nhiều lắm, nhưng mắt cô cứ nhòe đi cay xè, miệng cười toe toét như chưa
bao giờ vui hơn được nữa. Cô cất lời:
- Mẹ!
trí óc cô, những hình ảnh về mẹ chỉ còn lại rất nhạt nhòa...
Đây
là lần thứ hai Tuyên đi tàu. Lần đầu tiên là khi cô vẫn còn nhỏ lắm,
cùng với mẹ trên chuyến tàu Sài Gòn – Hà Nội ra “thăm” bác ruột. Và cô ở
Hà Nội kể từ đó cho đến giờ, còn mẹ cô không rõ đã đi đâu. Khi ấy cô
còn quá bé để nhớ lại mọi chuyện, chỉ nhớ rằng cô lớn lên được như ngày
hôm nay nhờ phần lớn vào công nuôi dưỡng của hai bác, đôi khi là sự quan
tâm của anh Minh – con trai bác.
***
Cô
biết mình không có cha. Chẳng phải do nghe ai xì xầm bàn tán, cũng
chẳng phải do cô bị bạn bè trêu chọc. Ở đây, cô có một cuộc sống tốt hết
mức có thể và ai cũng tránh nhắc đến những từ được cho là “nhạy cảm”,
những từ được cho là sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của cô. Cô cũng chưa
từng hỏi ai về điều này, chỉ là đủ khôn lớn để nhớ lại rằng từ cái ngày
xa lơ xa lắc lúc còn ở với mẹ đã chẳng có khi nào cô được biết mặt cha,
chỉ là đủ thông minh để nhận ra trong tờ giấy khai sinh khi nộp hồ sơ
nhập học, phần tên cha bị bỏ trống. Chẳng phải ngẫu nhiên người ta đặt
phần tên cha và tên mẹ ngang nhau, bằng nhau. Để khi khuyết một phần nào
đó rồi, người ta nhìn vào và thấy trống trải, hụt hẫng ghê gớm.
Nhiều
khi Tuyên đã quá quen với cuộc sống ở đây đến mức coi hai bác như cha
mẹ của mình và sau khi tan học cũng vội về nhà vì mọi người đang đợi.
Phải rồi. Hai bác yêu Tuyên như con gái, chưa bao giờ làm Tuyên phải
chạnh lòng về chuyện gì. Người ngoài nhìn vào chắc hẳn phải nghĩ rằng
Tuyên là con ruột khi nhìn bác gái âu yếm chọn cho cô chiếc váy điệu đà,
khi nhìn bác trai vật lộn giữa trưa nắng với cái xe đạp để chiều cô có
xe kịp đến buổi học. Thế nhưng Tuyên chưa bao giờ gọi hai bác là cha,
mẹ, bởi lẽ với cô, ẩn sâu trong hai từ đó còn có một ý nghĩa ruột thịt,
một ý nghĩa thiêng liêng lắm mà cô chưa bao giờ dám nhắc đến. Những kí
ức nhạt nhòa về hình ảnh của mẹ tay xách bị, tay nắm chặt tay Tuyên dắt
cô lên chuyến tàu dài dằng dặc ấy có lẽ vĩnh viễn cô sẽ chẳng bao giờ
quên được.
***
Giờ
Tuyên đã là một thiếu nữ hai mươi hai tuổi, vừa kết thúc 4 năm đại học
với tấm bằng đỏ chói trong tay. Ngày tốt nghiệp hai bác đến chia vui,
lúc đưa cho Tuyên bó hoa, ôm cô vào lòng, bất chợt bác gái nói:
- Làm con gái bác nhé!
Tuyên im lặng.
Cô
đã lớn từng này rồi, nhưng số năm sống bên mẹ có lẽ chỉ tính bằng một
phần rất nhỏ số tuổi của cô. Và trong đằng đẵng ngần ấy năm, cũng đã có
những người bạn trai ngỏ lời, cũng có những người xa xôi, có những người
Tuyên cũng đã từng mong sẽ được gần gũi… Nhưng chưa một lần Tuyên nhận
lời, chính bởi cái mặc cảm ấy. Cái mặc cảm “bị cha mẹ bỏ rơi”.
Thì
từ trước đến giờ, Tuyên đâu có khác gì con gái hai bác. Nhưng nếu làm
con gái thực sự sẽ khác, sẽ có những giấy tờ thủ tục khác, cách xưng hô
cũng khác, và cuộc sống có lẽ cũng mới hơn rất nhiều. Mà hình như Tuyên
vẫn đang chờ đợi một điều gì đó, như cô đã chờ đợi mười tám năm nay, chờ
đợi những tiếng yêu thương được cất lên từ đáy lòng với những con người
mà cho dù đã bỏ rơi cô nhưng cô vẫn chẳng thể nào ghét bỏ.
***
Những
ngày này, sự quan tâm của hai bác dành cho Tuyên nhiều hơn khiến nhiều
lúc cô có cảm giác rằng mọi người đang cố gắng bù đắp cho những thiếu
hụt trong cuộc sống tình cảm của cô. Hai bác tổ chức cho cả nhà những
chuyến du lịch dài ngày, đưa Tuyên đi mua sắm, cho Tuyên đi tập đàn, tập
Yoga. Dường như thời gian ở nhà của Tuyên còn ít hơn trước đây, lúc cô
vẫn còn học đại học. Lý do hai bác chưa cho cô đi làm là vì muốn cho cô
thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu bước vào cuộc sống khác. Tuyên
nghe lời hai bác, như trước nay vẫn vậy.
Thế
rồi đến cuối tuần trước, khi bác lại bảo đăng kí cho Tuyên lớp học nấu
ăn, Tuyên mới cảm thấy như việc mỗi ngày chỉ còn vài tiếng trở về nhà để
gặp hai bác, vệ sinh cá nhân rồi đi ngủ ấy có gì đó khó hiểu. Gặng hỏi
mãi, cuối cùng bác gái mới trầm ngâm:
- Mẹ con về tìm con đó…
[You must be registered and logged in to see this link.]
Côlặng người… Đã gần 20 năm trôi qua, nhiều lúc cô nhớ mẹ đến quay quắt
cho dù trong trí óc cô, những hình ảnh về mẹ chỉ còn lại rất nhạt nhòa,
chỉ tìm đến cô trong những cơn mộng mị triền miên lúc nhỏ và thưa thớt
dần khi lớn lên. Đã có lúc cô khao khát gọi tiếng mẹ thân thương biết
nhường nào, khao khát ôm mẹ vào lòng mà kể lể bao chuyện hằng ngày. Cô
không biết mặt cha, từ khi sinh ra. Thế nên từ “bố” không có nhiều trong
suy nghĩ của cô. Nhưng mẹ đã dứt ruột đẻ ra cô, đã nuôi nấng cô bốn
năm, bốn năm ấy dù ngắn sao có thể coi như không có. Trái tim cô nửa như
reo vui, rồi như đứt đoạn.
Mẹ
tìm cô để làm gì? Hai bác coi cô như con, nếu cô bỏ hai bác để về sống
với mẹ thì gia đình chắc hẳn sẽ buồn lắm. Còn nếu mẹ không định đưa cô
theo, chỉ muốn biết giờ cô sống ra sao thì sao? Nhỡ mẹ đã có gia đình
mới, có những đứa con xinh đẹp thì sao? Vì sao ngày xưa mẹ lại bỏ mình…
Những câu hỏi cứ xoáy trong đầu cô, bỗng chốc biến những nhớ thương,
những dỗi hờn lo lắng thành hai hàng nước mắt lăn dài trên má. Cô bỏ về
phòng, bỏ bữa cơm, cũng không dám hỏi bác…
Để
giờ đây, cô đang ngồi trên con tàu đi ra biển. Tuyên bảo với hai bác
rằng mình mệt mỏi, muốn được nghỉ ngơi. Hai bác chẳng cản. Trước khi đi
bác gái ôm chặt cô vào lòng, nói:
- Con có đi đến bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào thì nơi vẫn là nhà của con, con vẫn là con gái của hai bác…
Không hiểu sao cô có cảm giác sau chuyến đi này, sẽ có rất nhiều chuyện xảy ra và nhiều thứ thay đổi…
Những
ngày ở biển, Tuyên không đi chơi nhiều. Phần lớn thời gian cô dành để ở
trong phòng khách sạn đóng kín cửa suy nghĩ. Cô không biết mình đang
chạy trốn điều gì. Cô thậm chí còn chưa gặp mẹ, chưa biết ý định của mẹ.
Cô sợ những biến cố lớn trong cuộc đời. Trái tim cô dường như đã lành
lại hoàn toàn sau vết sẹo bị bỏ rơi thời thơ bé, nhưng như thế không có
nghĩa rằng cô sẽ lại sẵn sàng cho một vết sẹo mới, nếu như mẹ sẽ lại bỏ
rơi cô…
Cô
tắt điện thoại, không liên lạc về nhà dù biết rằng hai bác chắc đang lo
phát điên và anh Minh sẽ lại chạy khắp nơi để hỏi tin tức về cô giống
như những lần trước đây cô về nhà muộn do hỏng xe, hay nổi hứng hò hẹn
với bạn bè. Gia đình bác đã là nhà của cô rồi và hai bác đã thay bố mẹ
cô đóng vai trò của người cha, người mẹ… Rồi cô sẽ phải làm sao nếu mẹ
đề nghị cô đi cùng… Nghĩ đến những vất vả của hai bác trong suốt nhiều
năm qua, cô chợt lại thấy mắt mình ướt…
Rồi
khi tất cả những suy nghĩ trong lòng đã qua đi, cô bất chợt tự hỏi
trông mẹ thế nào nhỉ? Mẹ bây giờ có gầy như ngày xưa, người lúc nào cũng
đậm mùi mồ hôi mỗi khi ôm cô hít hà cưng nựng? Tóc mẹ có dài đen nhánh
như xưa trong những buổi chiều hai mẹ con ngồi bên giếng múc từng gầu
nước tắm gội cho nhau… Và… Mẹ có khóc khi nghĩ về cô, đứa con gái bé
bỏng sớm phải xa mẹ thiếu đi tình cảm ruột thịt…
Cô
chợt nhận ra cô yêu thương mẹ biết bao nhiêu, và trái tim cô chẳng có
chỗ cho sự giận hờn, căm ghét mẹ. Cô quyết định sẽ trở về Hà Nội, gặp
lại mẹ cho dù có chuyện gì xảy ra. Bởi lẽ mẹ về tìm cô nghĩa là còn nhớ
đến cô. Tuyên chỉ cần có vậy.
***
Tuyên
về đến Hà Nội vào lúc tối muộn, bước vào phòng khách đã thấy mọi người
ngồi chờ với ánh mắt ưu tư mệt mỏi, và trong đó có một người lạ. Người
ấy ngồi ở cái ghế tận trong góc phòng, quần áo tối màu đã cũ sờn, gương
mặt gầy và đen hơn bác gái, và đôi mắt u buồn như đang muốn nói gì đó
với cô. Cô nhận ra mẹ. Nhiều năm trước đây, khi mẹ nắm tay cô tới cổng
nhà bác, trước khi hai mẹ con vào nhà mẹ cũng nhìn cô bằng ánh mắt u
buồn ấy. Ánh mắt chứa đựng biết bao yêu thương, rối bời, bất lực, đau
đớn.
Cô nghẹn ngào:
- Mẹ…
Bất chợt cả ba người phụ nữ trong căn phòng ấy là Tuyên, mẹ cô và bác gái chạy lại ôm lấy nhau, nửa khóc nửa cười.
***
Những
ngày sau ấy, Tuyên như một con chim nhỏ, chạy hết góc này tới góc khác
miệng líu lo vui tươi hơn tất cả những năm vừa qua, vui hơn cả khi cô
thi đỗ đại học, khi đạt giải nghiên cứu khoa học, khi cầm tấm bằng tốt
nghiệp loại ưu.
Cả
ba người hết đi chợ mua mua sắm sắm thì lại nấu nướng, giặt giũ dọn
dẹp. Rồi lúc rảnh ba người phụ nữ lại kéo nhau vào chung một phòng cùng
nhau xem phim, nói chuyện, kể lể. Dường như Tuyên có cùng một lúc tới
hai người mẹ mà người nào cũng yêu thương cô.
Tuyên
không hỏi mẹ về quãng thời gian đã qua, bởi chỉ cần nhìn vết chân chim
nơi khóe mắt, những nếp nhăn bàn tay và những sợi bạc trên mái đầu đen
nhánh ngày nào đã cho cô biết rằng hẳn mẹ cô cũng đã vất vả vô cùng, và
đau đớn bao nhiêu trong khoảng thời gian xa cách. Cô cũng không hỏi mẹ
khi nào sẽ đi, bởi cô sợ cảm giác phải chia xa sẽ gặm nhấm cô dần dần từ
lúc cô biết tin.
Thấm
thoắt cũng đã ba tuần trôi qua kể từ khi họ đoàn tụ. Bữa cơm hôm ấy mẹ
đích thân đi chợ, không cho cô và bác vào bếp giúp đỡ gì. Mẹ làm những
món giản dị không cầu kì: món canh chua cá, rau muống xào, trứng rán
thơm phức, thịt heo kho… Bữa cơm hôm ấy cô ăn thật ngon, vì mặc dù đơn
giản nhưng món nào cũng đậm đà và hợp khẩu vị của cô lắm.
Sau bữa cơm, lúc mọi người đang ngồi quây quần uống nước, mẹ cô cất lời:
- Thời gian qua em làm phiền cả nhà nhiều quá, có lẽ ngày mai em sẽ đi…
Tuyên
một lần nữa chết đứng. Lần đầu tiên là lúc cô nghe tin mẹ về tìm, lần
thứ hai là buổi tối gặp mẹ, còn lần thứ ba là hôm nay. Nhưng dường như
người cuống quýt hơn lại là bác cô. Bác cất lời:
-
Cô không thể đi được, con bé đã khổ sở thế nào khi thiếu cô, giờ không
lẽ lại bắt nó chịu nỗi đau này lần nữa. Còn chị, chị cũng chẳng thể nhìn
cô mang con bé ra đi… Với chị nó cũng như là con gái của chị rồi… Cô về
đây sống với anh chị và con bé đi... Chị van cô… Đường đời khổ đau, nếm
trải như thế là đủ rồi…
Mẹ Tuyên mắt rưng rưng chẳng thốt lên lời, chờ đợi. Tuyên bất chợt lên tiếng:
- Con muốn có cả hai người mẹ. Con muốn sống cùng cả gia đình mình, con không muốn mất bất cứ ai..
Cô
nói một hơi, rồi khuỵu xuống như chẳng còn hơi sức mà đứng vững nữa. Cả
hai người mẹ lại chạy về phía cô. Cô nói giọng khản đặc:
- Mẹ đừng bỏ con, đừng bỏ con…
***
Sáng
sớm hôm sau tỉnh dậy, cô thấy mình nằm trên giường phía bên cạnh, hai
người mẹ nắm tay nhau nhìn cô. Mẹ cô nói đã quyết định sẽ ở lại đây bên
cô. Mẹ và bác sẽ mở một hàng ăn sáng trước nhà. Rằng cô phải dậy sớm phụ
hai người nấu nướng chuẩn bị. Rằng cô phải nhanh chóng kiếm một anh
chàng về đây để hai người xem xét. Rằng cũng đã đến lúc cô bắt đầu đi
làm rồi, hai mươi hai tuổi đầu rồi chứ còn bé bỏng gì nữa. Họ còn nói
nhiều lắm, nhưng mắt cô cứ nhòe đi cay xè, miệng cười toe toét như chưa
bao giờ vui hơn được nữa. Cô cất lời:
- Mẹ!