★Çöñ√εŠë®™
Olympic là cái nôi của thể thao đỉnh cao mà bóng đá cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là những điều có thể bạn chưa biết về bóng đá Olympic.
Kỳ bóng đá lâu đời nhất thế giới
World Cup, giải bóng đá lớn nhất hành tinh, ra đời năm 1930. Tuy nhiên, trước đó 3 thập kỷ thì môn bóng đá đã có mặt tại Olympic. Đó là kỳ TVH lần thứ hai trong lịch sử diễn ra tại Paris với nhà vô địch là CLB Upton Park đại diện cho Vương quốc Anh. Phải đến năm 1908, tại Olympic London, môn bóng đá mới là cuộc so tài giữa các ĐTQG. Và ĐT Vương quốc Anh đã đăng quang trên sân nhà của mình. Chính sự phổ biến của bóng đá Olympic đã thúc đẩy sự ra đời World Cup về sau này.
Bàn thắng nổi tiếng nhất trong lịch sử Olympic
Bàn thắng này không diễn ra tại một kỳ TVH mà trong trận giao hữu giữa Argentina và Uruguay ở Buenos Aires vào ngày 2/10/1924. Tuy nhiên, pha lập công của Cesáreo Onzari mang về thắng lợi 2-1 cho Argentina được FIFA công nhận như là bàn thắng đầu tiên ghi trực tiếp từ tình huống phạt góc. Thời điểm đó, Uruguay đang là ĐKVĐ Olympic 1924 nên người ta đã đặt tên cho pha làm bàn của Onzari là “Gol Olimpico”.
Sự trở lại của ĐT Vương quốc Anh
TVH 2012 sẽ đánh dấu sự trở lại của ĐT Vương quốc Anh sau 52 năm vắng bóng. Lần gần nhất một đội bóng đá đại diện cho toàn Vương quốc Anh (gồm Anh, Bắc Ireland, Xứ Wales và Scotland) dự Olympic là năm 1960 tại Rome. Sau một giai đoạn không vượt được qua vòng loại, từ năm 1971, ĐT Vương quốc Anh quyết định tẩy chay Olympic vì những tranh cãi về vấn đề cầu thủ nghiệp dư. Phải đến khi London được chọn là nơi đăng cai Olympic 2012, ĐT Vương quốc Anh mới được tái hợp dưới sự dẫn dắt của HLV Stuart Pearce.
Vắng mặt ĐKVĐ Argentina
Những ngày Hè rực lửa tại London sẽ không có sự góp mặt của nhà ĐKVĐ hai kỳ Olympic liên tiếp gần đây là Argentina. Các cầu thủ trẻ xứ sở điệu Tango đã thất bại tại giải U20 Nam Mỹ nên không có vé dự TVH 2012. Đây là điều vô cùng đáng tiếc bởi đấu trường Olympic đã chứng kiến vô số tài năng bóng đá người Argentina tỏa sáng như Lionel Messi, Kun Aguero, Juan Riquelme, Fernando Gago, Ezequiel Garay, Angel Di Maria, Javier Mascherano…
Brazil chưa từng có “Vàng”
Brazil đang là đội vô địch World Cup nhiều nhất với 5 lần. Nhưng ngạc nhiên là họ chưa từng vô địch tại Olympic dù đã có đông đảo danh thủ từng góp mặt như Vava, Gerson, Dirceu, Mazinho, Bebeto, Romario, Roberto Carlos, Rivaldo hay gần đây là Ronaldinho. Nghĩa vụ của thày trò HLV Mano Menezes là phải giúp Brazil giải “cơn khát” huy chương vàng tại London. Niềm hy vọng lớn nhất trong đội hình của họ ở giải lần này là thần đồng Neymar.
Kỷ lục bàn thắng trong một trận
Tại Olympic 1908, nước Pháp cử tới hai đội bóng tham dự giải. Họ đã phải trả giá đắt vì quyết định này khi đội Pháp B bị Đan Mạch đè bẹp tới 9 bàn không gỡ vào ngày 19/10. Nhưng đó chưa phải điều tồi tệ nhất bởi 3 ngày sau, trong trận bán kết, đến lượt đội Pháp A bị Đan Mạch nghiền nát với kết quả 1-17. Riêng tiền đạo Sophus Nielsen ghi đến 10 bàn ngày hôm đó, tạo nên một kỷ lục “vô tiền khoáng hậu”.
Từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp
Sân chơi bóng đá Olympic vốn chỉ dành cho các cầu thủ nghiệp dư đã ngăn cản rất nhiều ngôi sao sân cỏ được góp mặt. Dần dần, IOC đã nới lỏng quy tắc khi từ Olympic Seul 1988, các cầu thủ chuyên nghiệp cũng được tham dự miễn là họ chưa từng thi đấu tại đấu trường World Cup. Đến Olympic Barcelona 1992, thể thức thay đổi một lần nữa và giữ cho đến ngày nay khi các đội dự giải với thành phần U23+3 (thêm 3 cầu thủ quá tuổi).
Bóng đá Olympic bắt đầu từ năm 1900 |
World Cup, giải bóng đá lớn nhất hành tinh, ra đời năm 1930. Tuy nhiên, trước đó 3 thập kỷ thì môn bóng đá đã có mặt tại Olympic. Đó là kỳ TVH lần thứ hai trong lịch sử diễn ra tại Paris với nhà vô địch là CLB Upton Park đại diện cho Vương quốc Anh. Phải đến năm 1908, tại Olympic London, môn bóng đá mới là cuộc so tài giữa các ĐTQG. Và ĐT Vương quốc Anh đã đăng quang trên sân nhà của mình. Chính sự phổ biến của bóng đá Olympic đã thúc đẩy sự ra đời World Cup về sau này.
Bàn thắng nổi tiếng nhất trong lịch sử Olympic
Bàn thắng này không diễn ra tại một kỳ TVH mà trong trận giao hữu giữa Argentina và Uruguay ở Buenos Aires vào ngày 2/10/1924. Tuy nhiên, pha lập công của Cesáreo Onzari mang về thắng lợi 2-1 cho Argentina được FIFA công nhận như là bàn thắng đầu tiên ghi trực tiếp từ tình huống phạt góc. Thời điểm đó, Uruguay đang là ĐKVĐ Olympic 1924 nên người ta đã đặt tên cho pha làm bàn của Onzari là “Gol Olimpico”.
ĐT Vương quốc Anh trở lại đấu trường Olympic sau 52 năm |
TVH 2012 sẽ đánh dấu sự trở lại của ĐT Vương quốc Anh sau 52 năm vắng bóng. Lần gần nhất một đội bóng đá đại diện cho toàn Vương quốc Anh (gồm Anh, Bắc Ireland, Xứ Wales và Scotland) dự Olympic là năm 1960 tại Rome. Sau một giai đoạn không vượt được qua vòng loại, từ năm 1971, ĐT Vương quốc Anh quyết định tẩy chay Olympic vì những tranh cãi về vấn đề cầu thủ nghiệp dư. Phải đến khi London được chọn là nơi đăng cai Olympic 2012, ĐT Vương quốc Anh mới được tái hợp dưới sự dẫn dắt của HLV Stuart Pearce.
Vắng mặt ĐKVĐ Argentina
Những ngày Hè rực lửa tại London sẽ không có sự góp mặt của nhà ĐKVĐ hai kỳ Olympic liên tiếp gần đây là Argentina. Các cầu thủ trẻ xứ sở điệu Tango đã thất bại tại giải U20 Nam Mỹ nên không có vé dự TVH 2012. Đây là điều vô cùng đáng tiếc bởi đấu trường Olympic đã chứng kiến vô số tài năng bóng đá người Argentina tỏa sáng như Lionel Messi, Kun Aguero, Juan Riquelme, Fernando Gago, Ezequiel Garay, Angel Di Maria, Javier Mascherano…
Neymar hy vọng sẽ mang chiếc HCV đầu tiền về cho bóng đá Brazil |
Brazil đang là đội vô địch World Cup nhiều nhất với 5 lần. Nhưng ngạc nhiên là họ chưa từng vô địch tại Olympic dù đã có đông đảo danh thủ từng góp mặt như Vava, Gerson, Dirceu, Mazinho, Bebeto, Romario, Roberto Carlos, Rivaldo hay gần đây là Ronaldinho. Nghĩa vụ của thày trò HLV Mano Menezes là phải giúp Brazil giải “cơn khát” huy chương vàng tại London. Niềm hy vọng lớn nhất trong đội hình của họ ở giải lần này là thần đồng Neymar.
Kỷ lục bàn thắng trong một trận
Tại Olympic 1908, nước Pháp cử tới hai đội bóng tham dự giải. Họ đã phải trả giá đắt vì quyết định này khi đội Pháp B bị Đan Mạch đè bẹp tới 9 bàn không gỡ vào ngày 19/10. Nhưng đó chưa phải điều tồi tệ nhất bởi 3 ngày sau, trong trận bán kết, đến lượt đội Pháp A bị Đan Mạch nghiền nát với kết quả 1-17. Riêng tiền đạo Sophus Nielsen ghi đến 10 bàn ngày hôm đó, tạo nên một kỷ lục “vô tiền khoáng hậu”.
Từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp
Sân chơi bóng đá Olympic vốn chỉ dành cho các cầu thủ nghiệp dư đã ngăn cản rất nhiều ngôi sao sân cỏ được góp mặt. Dần dần, IOC đã nới lỏng quy tắc khi từ Olympic Seul 1988, các cầu thủ chuyên nghiệp cũng được tham dự miễn là họ chưa từng thi đấu tại đấu trường World Cup. Đến Olympic Barcelona 1992, thể thức thay đổi một lần nữa và giữ cho đến ngày nay khi các đội dự giải với thành phần U23+3 (thêm 3 cầu thủ quá tuổi).