★Çöñ√εŠë®™
Có lẽ chưa ai lận đận, chìm nổi bằng cuộc đời nghệ sĩ Hồ Kiểng, khi 4 lần sang sông là bốn lần đứt gánh.
Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là cặp kính không tròng để lộ rõ hai con mắt còn tinh tươm, sáng lạ của ông. Chiếc đầu hói quá nửa cùng nụ cười đôn hậu tạo cho người đối diện sự thoải mái, cởi mở và đó cũng chính là phong cách rất thật của nghệ sĩ Hồ Kiểng. Câu chuyện của tôi và người nghệ sĩ “ lão làng” đang giữ kỉ lục về diễn viên đóng nhiều vai phụ nhất Việt Nam diễn ra trong không khí ấm cúng của một gia đình đơn lẻ. Buổi trò chuyện nhiều lần bị ngắt quãng vì những tiếng ho húng hắng cùng nhịp thở chầm chậm, phập phùng trên lồng ngực của trái tim nhân tạo mà ông đang mang.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Chuyện tình đẫm lệ
Là con trai độc nhất trong gia đình thuần nông tại xã Phước Long (Giồng Trôm - Bến Tre), năm 18 tuổi, Hồ Kiểng bị “bắt” lấy vợ để sớm có người nối dõi tông đường. Vì lúc này, ba mẹ ông đã già, sợ con không lấy vợ sớm sẽ không có cơ hội nhìn mặt dâu con. Không quen biết, chỉ qua giới thiệu của người mai mối, đến ngày cưới, Hồ Kiểng mới được nhìn thấy dung nhan của người bạn đời. Cuộc sống vợ chồng quá bất ngờ của chồng 18 vợ 16 đã gặp phải không ít trở ngại đối với Hồ Kiểng.
19 tuổi, ông được làm cha trong sự ngỡ ngàng của bạn bè. Đứa con gái đầu lòng chào đời chưa được bao lâu thì đã nhanh chóng từ giã cõi trần để lại nỗi đau ngơ ngác của đôi vợ chồng trẻ. Thời gian sau, vợ ông đi theo một đồn trưởng giàu có trong vùng rồi chính thức bỏ rơi ông.
[You must be registered and logged in to see this image.][You must be registered and logged in to see this link.]
[You must be registered and logged in to see this image.][You must be registered and logged in to see this link.]
[You must be registered and logged in to see this image.][You must be registered and logged in to see this link.]
[You must be registered and logged in to see this image.]NÊN ĐỌCNăm 1954, Hồ Kiểng tập kết ra Bắc. Tại đây, ông đã gặp và bén duyên với người phụ nữ xứ Thanh. Ông nhớ lại, lúc đó, ông chỉ có mục đích là sang tán tỉnh cô nàng bán hàng tạp hóa gần đó. Nhưng một hôm, khi ông đang thực hiện chiến dịch “cưa gái” thì bắt gặp một người phụ nữ đã luống tuổi. Tuy vậy, trông cô ta vẫn toát lên một vẻ đẹp thanh khiết. Điều khiến ông động lòng là người phụ nữ này bị cụt một tay. Cô ta qua tiệm tạp hóa xin mấy cái thùng về làm gì đó không biết. Vậy là lần đó, Hồ Kiểng ra sức anh tài, vác toàn bộ số thùng giúp cô gái nọ. Cảm động trước tấm lòng của anh diễn viên, sau vài lần trò chuyện, cô gái đã đồng ý theo chàng về làm vợ.Hai đứa con gái lần lượt ra đời nhưng không may một người mắc bệnh hiểm nghèo nên đã mất. Vốn theo nghiệp diễn, phải di chuyển nơi ở thường xuyên nên ông quyết định dẫn vợ con vào Nam sinh sống. Trong lần Hồ Kiểng về quê để xin phép cha mẹ cho nhận dâu con thì người vợ ở trên thành phố lại phải lòng anh chàng bán vàng.
Ông bảo: Mình đi có thời gian ngắn thôi mà sao người ta lại nỡ thay lòng đổi dạ. Tuy không bằng anh chàng buôn vàng kia nhưng dù gì mình cũng hơn đứt anh ta ở tình thương và tinh thần trách nhiệm. Vậy mà, người vợ một đời làm nông dân chất phác, hay lam hay làm nay bị “vàng” làm lu mờ con mắt. Vợ đòi ly hôn, nghe tin ấy, Hồ Kiểng đau khổ tột cùng, buồn da diết. Nhưng cuối cùng ông lặng lẽ gật đầu cho vợ sang ngang. Ông bảo: “Khi con người ta đã rẽ lối thì có níu kéo cũng chẳng đem lại điều gì. Tôi yêu thương thật lòng nhưng không bao giờ ngăn cản hay bi lụy trước tình cảm. Ai đi được cứ đi, đời tôi âu cũng là cái số rồi”.
Lại một chuyến lưu diễn tận Cao Bằng trong phim “Rừng xà nu”, ông bị ngựa đá gãy cột sống phải nằm lại bệnh viện điều trị dài ngày. Tại đây, ông được một cô y tá người dân tộc Tày chăm sóc rất nhiệt tình. Cảm động trước tấm lòng của ân nhân, trước khi xuất viện, Hồ Kiểng đã làm một bài thơ dài 7 trang giấy gửi tặng người y tá mà ông hết lòng biết ơn.
Chẳng hiểu trong thơ có lửa tình không mà khi đọc xong, cô y tá dẫn con gái của mình xuống tận Hà Nội gặp Hồ Kiểng. Bà tận tay trao cô con gái 19 tuổi của mình cho anh chàng miền Nam này mà không một thoáng hoài nghi. Khi ấy, Hồ Kiểng đã 45 tuổi, hơn cô gái những gần 30 tuổi. Mối tình chênh lệch tuổi tác ấy đã khiến nhiều người dị nghị. Nhưng vì không thể phụ lòng tin cậy của ân nhân nên ông mặc cho miệng lưỡi người đời, dành trọn tình cảm cho cô gái người Tày.
4 tháng đầu ấp tay gối, cô gái mang thai khiến mẹ cô rất mừng. Theo phong tục của người dân tộc Tày thì con gái sau khi có thai sẽ tổ chức đám cưới và bắt rể. Nhưng hỡi ôi, cái sức trai diễn viên mảnh mai của Hồ Kiểng thì làm sao vác cày, vác cuốc ra đồng được. Mặc những lời giải thích rất thuyết phục của anh rể tương lai đã được mẹ vợ đồng ý nhưng ông bố vợ vẫn nhất quyết không chịu. Ông bố dứt khoát đòi lại con gái mặc cho “ván đã đóng thuyền”. Vậy là bà mẹ vợ hụt đành phải ngậm ngùi đưa con gái về Cao Bằng gả cho một anh lái xe là người bản địa. Mối tình với chàng nghệ sĩ đất phương Nam dần rơi vào dĩ vãng.
Cô gái lấy chồng nhưng vẫn giữ đứa con trong bụng cho đến ngày trở dạ. Thoáng chốc, đứa trẻ lạc cha ngày nào giờ đã 17 tuổi. Hồ Kiểng phiêu dạt tứ tán khắp nơi rồi dừng chân ở chốn Sài thành đô hội. Một ngày đang lưu diễn vất vả, ông nhận được tin hai mẹ con cô gái người yêu năm xưa vào Đồng Nai tìm tung tích người cha cho con gái mình. Ông lặn lội bỏ hết công việc xuống Đồng Nai tìm gặp hai mẹ con. Con gái ông giờ đã trở thành thiếu nữ, giống ông như đúc. Hai cha con gặp nhau trong nước mắt hờn hờn tủi tủi.
Sau bao nhiều năm bôn ba khắp chiều dài đất nước, đặt chân đến hầu hết mọi vùng quê, trở lại quê hương, ông vẫn một mình, độc thân và vô sản. Cái nghiệp diễn không mang lại cho ông một cuộc sống sung túc như mọi người vẫn tưởng. 3 đời vợ, 4 đứa con đi qua cuộc đời ông chóng vánh, để lại nỗi đau cắt cứa không bao giờ lành.
Khi bóng đời đã ngả, ông sống ẩn dật trong căn lều của một khu chung cư. Và Hồ Kiểng lại bước tiếp một chuyến đò nữa với người con gái xứ Huế. Một đứa con gái nữa chào đời nhưng lại là bản sao của 3 lần trước. Họ lại lặng lẽ rời ông như một sự gặp gỡ thường tình giữa những người bạn trên đường đời.
87 tuổi đời, NSƯT Hồ Kiểng vẫn không cho phép mình nghỉ. Trong quãng đời đi diễn, ông đã 3 lần suýt tử vì tai nạn nghề nghiệp. Lần đi lên Cao Bằng quay cảnh diễn, ông bị ngựa đá ngã gãy đốt sống phải đi cấp cứu. Gần một năm chạy chữa không thuyên giảm, ông được đưa sang nước ngoài thay đốt sống mới.
Rồi một lần khác, ông vào vai ông già soi ếch trong phim “Đêm săn tiền”. Trong đêm tối, lão già soi được một con rắn hổ mang trong bụi rậm. Mặc dù, đây là con rắn đã chết được bịt miệng nhưng nọc độc vẫn còn. Ông vô tình chạm vào thanh kim loại ngay miệng rắn nên bị trúng độc, chết lâm sàng 3 ngày. Mọi người khóc lóc lo chuẩn bị hậu sự thì tự nhiên ông tỉnh lại như một phép màu.
Tiếp đến, một lần vào vai ông già “dê” trong phim “Cảnh sát hình sự”. Cảnh quay ông đang ôm hôn một cô gái thì bị chồng cô ta bắt được. Anh chàng lao đến tát ông già một cái nhưng không ngờ, cú tát mạnh quá khiến ông ngã xuống đập đầu xuống đất phải đi cấp cứu. Lần đó, bác sĩ phải khoan đầu ông để hút máu bầm ra.
Đời diễn viên, trải qua nhiều sóng gió thậm chí uy hiếp cả tính mạng nhưng Hồ Kiểng chưa bao giờ thấy sợ tai nạn nghề nghiệp. Mặc dù, sức khỏe không cho phép nhưng ông vẫn hăng say cống hiến cho nghệ thuật. Ông sống hết mình vì nghiệp diễn mà không đòi hỏi cho riêng mình một thứ gì. Và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa khiến những người phụ nữ lần lượt rời bỏ ông. Người thương ông cũng có, người bảo ông ham cái danh hão huyền của một ngôi sao điện ảnh cũng có. Nhưng tất cả chỉ là sự ngộ nhận khi họ biết rằng đời nghệ sĩ của ông “bạc bẽo” đến mức không có nổi một nơi nương náu cuối đời.
Tháng 10 năm 2004, tự nhiên ông thấy người mệt mỏi, chân tay bủn rủn không thể làm được việc. Ông tới bệnh viện, bác sĩ đo nhịp tim của ông chỉ còn đập 41 và chỉ chậm khoảng hai ngày nữa sẽ xuống 35, có nghĩa là ông sẽ ra đi.
Bao nhiêu năm theo nghiệp diễn, đóng 204 vai diễn, sáng tác 240 bài vọng cổ, 664 bài thơ nhưng khi đổ bệnh ông trắng tay. Bạn bè trong giới nghệ sĩ quyên góp và kêu gọi mạnh thường quân giúp ông có một quả tim nhân tạo chạy bằng pin. Vậy mà cũng gần 10 năm, đến nay, Hồ Kiểng đã phải sống bằng quả tim nhân tạo thứ hai. Nhờ những nhịp đập đều đặn ấy, ông mới có thể tiếp tục sống và cống hiến cho nghệ thuật.
Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là cặp kính không tròng để lộ rõ hai con mắt còn tinh tươm, sáng lạ của ông. Chiếc đầu hói quá nửa cùng nụ cười đôn hậu tạo cho người đối diện sự thoải mái, cởi mở và đó cũng chính là phong cách rất thật của nghệ sĩ Hồ Kiểng. Câu chuyện của tôi và người nghệ sĩ “ lão làng” đang giữ kỉ lục về diễn viên đóng nhiều vai phụ nhất Việt Nam diễn ra trong không khí ấm cúng của một gia đình đơn lẻ. Buổi trò chuyện nhiều lần bị ngắt quãng vì những tiếng ho húng hắng cùng nhịp thở chầm chậm, phập phùng trên lồng ngực của trái tim nhân tạo mà ông đang mang.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Chuyện tình đẫm lệ
Là con trai độc nhất trong gia đình thuần nông tại xã Phước Long (Giồng Trôm - Bến Tre), năm 18 tuổi, Hồ Kiểng bị “bắt” lấy vợ để sớm có người nối dõi tông đường. Vì lúc này, ba mẹ ông đã già, sợ con không lấy vợ sớm sẽ không có cơ hội nhìn mặt dâu con. Không quen biết, chỉ qua giới thiệu của người mai mối, đến ngày cưới, Hồ Kiểng mới được nhìn thấy dung nhan của người bạn đời. Cuộc sống vợ chồng quá bất ngờ của chồng 18 vợ 16 đã gặp phải không ít trở ngại đối với Hồ Kiểng.
19 tuổi, ông được làm cha trong sự ngỡ ngàng của bạn bè. Đứa con gái đầu lòng chào đời chưa được bao lâu thì đã nhanh chóng từ giã cõi trần để lại nỗi đau ngơ ngác của đôi vợ chồng trẻ. Thời gian sau, vợ ông đi theo một đồn trưởng giàu có trong vùng rồi chính thức bỏ rơi ông.
[You must be registered and logged in to see this image.][You must be registered and logged in to see this link.]
[You must be registered and logged in to see this image.][You must be registered and logged in to see this link.]
[You must be registered and logged in to see this image.][You must be registered and logged in to see this link.]
[You must be registered and logged in to see this image.]NÊN ĐỌCNăm 1954, Hồ Kiểng tập kết ra Bắc. Tại đây, ông đã gặp và bén duyên với người phụ nữ xứ Thanh. Ông nhớ lại, lúc đó, ông chỉ có mục đích là sang tán tỉnh cô nàng bán hàng tạp hóa gần đó. Nhưng một hôm, khi ông đang thực hiện chiến dịch “cưa gái” thì bắt gặp một người phụ nữ đã luống tuổi. Tuy vậy, trông cô ta vẫn toát lên một vẻ đẹp thanh khiết. Điều khiến ông động lòng là người phụ nữ này bị cụt một tay. Cô ta qua tiệm tạp hóa xin mấy cái thùng về làm gì đó không biết. Vậy là lần đó, Hồ Kiểng ra sức anh tài, vác toàn bộ số thùng giúp cô gái nọ. Cảm động trước tấm lòng của anh diễn viên, sau vài lần trò chuyện, cô gái đã đồng ý theo chàng về làm vợ.Hai đứa con gái lần lượt ra đời nhưng không may một người mắc bệnh hiểm nghèo nên đã mất. Vốn theo nghiệp diễn, phải di chuyển nơi ở thường xuyên nên ông quyết định dẫn vợ con vào Nam sinh sống. Trong lần Hồ Kiểng về quê để xin phép cha mẹ cho nhận dâu con thì người vợ ở trên thành phố lại phải lòng anh chàng bán vàng.
Ông bảo: Mình đi có thời gian ngắn thôi mà sao người ta lại nỡ thay lòng đổi dạ. Tuy không bằng anh chàng buôn vàng kia nhưng dù gì mình cũng hơn đứt anh ta ở tình thương và tinh thần trách nhiệm. Vậy mà, người vợ một đời làm nông dân chất phác, hay lam hay làm nay bị “vàng” làm lu mờ con mắt. Vợ đòi ly hôn, nghe tin ấy, Hồ Kiểng đau khổ tột cùng, buồn da diết. Nhưng cuối cùng ông lặng lẽ gật đầu cho vợ sang ngang. Ông bảo: “Khi con người ta đã rẽ lối thì có níu kéo cũng chẳng đem lại điều gì. Tôi yêu thương thật lòng nhưng không bao giờ ngăn cản hay bi lụy trước tình cảm. Ai đi được cứ đi, đời tôi âu cũng là cái số rồi”.
Lại một chuyến lưu diễn tận Cao Bằng trong phim “Rừng xà nu”, ông bị ngựa đá gãy cột sống phải nằm lại bệnh viện điều trị dài ngày. Tại đây, ông được một cô y tá người dân tộc Tày chăm sóc rất nhiệt tình. Cảm động trước tấm lòng của ân nhân, trước khi xuất viện, Hồ Kiểng đã làm một bài thơ dài 7 trang giấy gửi tặng người y tá mà ông hết lòng biết ơn.
Chẳng hiểu trong thơ có lửa tình không mà khi đọc xong, cô y tá dẫn con gái của mình xuống tận Hà Nội gặp Hồ Kiểng. Bà tận tay trao cô con gái 19 tuổi của mình cho anh chàng miền Nam này mà không một thoáng hoài nghi. Khi ấy, Hồ Kiểng đã 45 tuổi, hơn cô gái những gần 30 tuổi. Mối tình chênh lệch tuổi tác ấy đã khiến nhiều người dị nghị. Nhưng vì không thể phụ lòng tin cậy của ân nhân nên ông mặc cho miệng lưỡi người đời, dành trọn tình cảm cho cô gái người Tày.
4 tháng đầu ấp tay gối, cô gái mang thai khiến mẹ cô rất mừng. Theo phong tục của người dân tộc Tày thì con gái sau khi có thai sẽ tổ chức đám cưới và bắt rể. Nhưng hỡi ôi, cái sức trai diễn viên mảnh mai của Hồ Kiểng thì làm sao vác cày, vác cuốc ra đồng được. Mặc những lời giải thích rất thuyết phục của anh rể tương lai đã được mẹ vợ đồng ý nhưng ông bố vợ vẫn nhất quyết không chịu. Ông bố dứt khoát đòi lại con gái mặc cho “ván đã đóng thuyền”. Vậy là bà mẹ vợ hụt đành phải ngậm ngùi đưa con gái về Cao Bằng gả cho một anh lái xe là người bản địa. Mối tình với chàng nghệ sĩ đất phương Nam dần rơi vào dĩ vãng.
Cô gái lấy chồng nhưng vẫn giữ đứa con trong bụng cho đến ngày trở dạ. Thoáng chốc, đứa trẻ lạc cha ngày nào giờ đã 17 tuổi. Hồ Kiểng phiêu dạt tứ tán khắp nơi rồi dừng chân ở chốn Sài thành đô hội. Một ngày đang lưu diễn vất vả, ông nhận được tin hai mẹ con cô gái người yêu năm xưa vào Đồng Nai tìm tung tích người cha cho con gái mình. Ông lặn lội bỏ hết công việc xuống Đồng Nai tìm gặp hai mẹ con. Con gái ông giờ đã trở thành thiếu nữ, giống ông như đúc. Hai cha con gặp nhau trong nước mắt hờn hờn tủi tủi.
Sau bao nhiều năm bôn ba khắp chiều dài đất nước, đặt chân đến hầu hết mọi vùng quê, trở lại quê hương, ông vẫn một mình, độc thân và vô sản. Cái nghiệp diễn không mang lại cho ông một cuộc sống sung túc như mọi người vẫn tưởng. 3 đời vợ, 4 đứa con đi qua cuộc đời ông chóng vánh, để lại nỗi đau cắt cứa không bao giờ lành.
Khi bóng đời đã ngả, ông sống ẩn dật trong căn lều của một khu chung cư. Và Hồ Kiểng lại bước tiếp một chuyến đò nữa với người con gái xứ Huế. Một đứa con gái nữa chào đời nhưng lại là bản sao của 3 lần trước. Họ lại lặng lẽ rời ông như một sự gặp gỡ thường tình giữa những người bạn trên đường đời.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Nghệ sĩ Hồ Kiểng và diễn viên Mạc Can
Nhiều lần suýt chết vì nghềNghệ sĩ Hồ Kiểng và diễn viên Mạc Can
87 tuổi đời, NSƯT Hồ Kiểng vẫn không cho phép mình nghỉ. Trong quãng đời đi diễn, ông đã 3 lần suýt tử vì tai nạn nghề nghiệp. Lần đi lên Cao Bằng quay cảnh diễn, ông bị ngựa đá ngã gãy đốt sống phải đi cấp cứu. Gần một năm chạy chữa không thuyên giảm, ông được đưa sang nước ngoài thay đốt sống mới.
Rồi một lần khác, ông vào vai ông già soi ếch trong phim “Đêm săn tiền”. Trong đêm tối, lão già soi được một con rắn hổ mang trong bụi rậm. Mặc dù, đây là con rắn đã chết được bịt miệng nhưng nọc độc vẫn còn. Ông vô tình chạm vào thanh kim loại ngay miệng rắn nên bị trúng độc, chết lâm sàng 3 ngày. Mọi người khóc lóc lo chuẩn bị hậu sự thì tự nhiên ông tỉnh lại như một phép màu.
Tiếp đến, một lần vào vai ông già “dê” trong phim “Cảnh sát hình sự”. Cảnh quay ông đang ôm hôn một cô gái thì bị chồng cô ta bắt được. Anh chàng lao đến tát ông già một cái nhưng không ngờ, cú tát mạnh quá khiến ông ngã xuống đập đầu xuống đất phải đi cấp cứu. Lần đó, bác sĩ phải khoan đầu ông để hút máu bầm ra.
Đời diễn viên, trải qua nhiều sóng gió thậm chí uy hiếp cả tính mạng nhưng Hồ Kiểng chưa bao giờ thấy sợ tai nạn nghề nghiệp. Mặc dù, sức khỏe không cho phép nhưng ông vẫn hăng say cống hiến cho nghệ thuật. Ông sống hết mình vì nghiệp diễn mà không đòi hỏi cho riêng mình một thứ gì. Và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa khiến những người phụ nữ lần lượt rời bỏ ông. Người thương ông cũng có, người bảo ông ham cái danh hão huyền của một ngôi sao điện ảnh cũng có. Nhưng tất cả chỉ là sự ngộ nhận khi họ biết rằng đời nghệ sĩ của ông “bạc bẽo” đến mức không có nổi một nơi nương náu cuối đời.
Tháng 10 năm 2004, tự nhiên ông thấy người mệt mỏi, chân tay bủn rủn không thể làm được việc. Ông tới bệnh viện, bác sĩ đo nhịp tim của ông chỉ còn đập 41 và chỉ chậm khoảng hai ngày nữa sẽ xuống 35, có nghĩa là ông sẽ ra đi.
Bao nhiêu năm theo nghiệp diễn, đóng 204 vai diễn, sáng tác 240 bài vọng cổ, 664 bài thơ nhưng khi đổ bệnh ông trắng tay. Bạn bè trong giới nghệ sĩ quyên góp và kêu gọi mạnh thường quân giúp ông có một quả tim nhân tạo chạy bằng pin. Vậy mà cũng gần 10 năm, đến nay, Hồ Kiểng đã phải sống bằng quả tim nhân tạo thứ hai. Nhờ những nhịp đập đều đặn ấy, ông mới có thể tiếp tục sống và cống hiến cho nghệ thuật.
Sống với vợ cũ như bạn Trớ trêu thay, người vợ cuối cùng tuy đã li hôn nhưng vẫn sống trong một nhà, cùng ăn một mâm với ông. Ông nói: “Bây giờ chúng tôi sống với nhau như những người bạn. Bà ấy giúp tôi công việc nhà, còn tiền ai người ấy dùng, có gì thì san sẻ cho nhau. Như vậy cũng tốt sống một mình buồn lắm, chẳng có ai trò chuyện”. Cuối đời, ông lại tếu táo ngâm ngơ, viết văn, như để ghi lại hồi kí về mình. Ông bảo đó là những dòng thơ đắng chát nói về một đời sống nghệ sĩ sống trong vô sản. |