thiensuvotinh47
Tôi rất thích câu ngạn ngữ mà mình đã đọc được đâu đó trên mạng: “ Người ta không bao giờ nói hết được về thượng đế cũng như về người mẹ”. Điều gì xảy ra trong cuộc sống này làm người ta nhớ đến mẹ? Khi đăng quang hoa hậu? Lúc thi đậu thủ khoa? Lúc ốm đau? Thời khắc cô độc hay tuyệt vọng tột cùng? Lúc cưới vợ, lấy chồng? Hay khi sinh nở? Còn với tôi, mẹ là cuộc sống hiển hiện quanh đây, mọi lúc mọi nơi trong những việc đơn giản đến phức tạp, bình thường đến hệ trọng. Mẹ của tôi bình thường lắm, như hơi thở, như không khí, như nắng như mưa, như cái cây tưới nước thì tươi, khô hạn thì héo, con nít nhỏ thì biết lật, biết bò, lớn lên phải tập đi tập nói, rồi cưới vợ, sinh con đẻ cái. Tôi nhớ mẹ khi nấu cơm, quét nhà, chăm con; khi lang thang trên mạng hay giao tiếp ngoài xã hội… mẹ thật gần gũi giản đơn mà cũng thật diệu kỳ.
Hôm nay trời se lạnh, tôi thèm và nhớ đến lạ lùng món bánh canh tôm của mẹ, tôi nhớ cái cảm giác được nhìn thèm thuồng và nhớ cái vị ngon nơi đầu lưỡi trước chén bánh canh bốc khói thơm lừng mùi nước cốt với tôm, vị béo ngậy của dừa của gạch tôm lựt sựt giòn giòn trong miệng. Tôi xách xe ra chợ và mua về một bọc bánh canh canh tôm. Thế mà tôi chẳng thể tìm thấy chút gì mùi vị của ngày xưa ngoài cái cảm giác thất vọng và tôi đã nghiệm ra một điều: Đặc sản không phải là món mà ta có thể mua ở chợ. Tuổi thơ tôi đã được thưởng thức rất nhiều những đặc sản như thế từ sự khéo léo và chu đáo của mẹ trong từng món ăn, thức quà dù rất giản đơn cho đến thật cầu kỳ. Từ món canh rau tập tàng, món tép rang hay cá kho sả; từ món bánh trôi nước, bánh lá dừa hay bánh canh tôm… Và tôi biết, giờ đây tôi chẳng thể nũng nịu như ngày xưa để mỗi cuối tuần được mẹ làm cho một món mà mình thích. Tôi vẫn hằng mong thời gian hãy thư thả chậm rãi, để tuổi già đừng đến với mẹ quá nhanh như vậy, nhưng nào có được đâu! Rồi tôi muốn mình trở thành như mẹ của ngày xưa, để sau này con cái của tôi lớn lên sẽ lại chiêm nghiệm được những điều kì diệu mà thật giản đơn trong cuộc sống này được tạo ra từ mẹ.
Tôi tập nấu ăn ngon, một điều bình thường nhưng hết sức mới lạ với mình. Trước nay, tôi luôn quan niệm là ăn để sống chứ đâu phải sống để ăn mà phải tiêu tốn quá nhiều thời gian cho những món ăn trong cuộc sống hàng ngày như thế. Tuổi thơ tôi hồn nhiên lớn lên trong sự chăm chút từng món ăn của mẹ, cứ nghĩ nó chỉ có giá trị dinh dưỡng nuôi lớn hình hài nào ngờ tấm lòng của mẹ qua từng món ăn đã vun đắp nơi tôi một giá trị tinh thần mà chẳng sách báo hay một phương tiện giáo dục hiện đại nào có thể tạo nên.
Mẹ chẳng bao giờ cầm tay chỉ dạy chi li một điều gì, và cũng không bao giờ có những bài học triết lý xa xôi, nhưng sự kỹ lưỡng đến từng chút một trong nấu ăn và trong sinh hoạt của mẹ đã khiến tôi có một thói quen luôn cẩn trọng chu đáo trong công việc. Mẹ không thích lý luận dài dòng nhưng bao giờ mẹ cũng có lý do rất rõ ràng trong mọi việc. Tôi nhớ mỗi khi làm bánh lá dừa hay khi nấu cơm nếp, bao giờ mẹ cũng phát cho mấy chị em tôi mỗi đứa một cái đĩa thau để lựa nếp, tức là nhặt từng hạt gạo trong ra khỏi những hạt nếp đục. Tôi còn nhớ lúc đó mình có cái cảm giác y như là cô Tấm trong truyện cổ tích. Chúng tôi phàn nàn: "Mẹ ơi, lộn có mấy hạt gạo thôi, mà mình nấu lên thì nó cũng chín rồi, ăn cũng có sao đâu!". Mẹ giải thích: "Nếp này lộn gạo không ít, khi ăn con sẽ thấy những hạt gạo lẫn này làm cho cái bánh như bị sống, còn cơm nếp thì ăn vào cứ lựt xựt như chưa chín, mất đi cái thơm dẻo hoàn toàn của nếp". Hay như cái cách mẹ rửa tép để làm mắm tép cho ngày tết: Cứ đúng y là ba lần rửa nước trắng, một lần nước phèn, rồi một lần nước trắng, rồi rửa rượu xong lại thêm qua hai lần nước trắng… Rồi cái cách mẹ luộc cái bánh trôi nước cũng thật công phu… Tôi nhớ lại và tự nấu những món mà tuổi thơ mình đã từng thưởng thức.
Thật ra, với cái tính không thích nấu ăn, tôi sẽ chẳng thể nhớ và làm được những món mà ngày xưa mẹ đã làm. Nhưng tôi đã làm được chính là nhờ bài học từ cái mề gà. Có lần làm thịt gà xong mẹ đưa qua cho tôi cái mề gà và bảo xắt ra. Tôi cầm cái mề xoay qua, xoay lại mà không biết phải xắt làm sao, tôi nhớ khi nấu chín cái mề gà có nhiều tua nhỏ xoay tròn, nhưng xắt làm sao để được như vậy thì tôi không làm được. Tôi nói: "Mẹ ơi chỉ con đi, con không biết xắt!". Không ngờ mẹ lại nổi cáu và nói: "Không phải chuyện gì cũng đợi chỉ thì mới biết, khi mẹ làm thì con phải nhìn, nhìn thì phải để ý, để ý thì phải làm được". Rồi mẹ cầm cái mề thoăn thoắt xắt ra. Trước đó tôi đã nhìn thấy mẹ làm như thế nhiều lần mà sao khi ấy tôi chẳng làm được, bây giờ chỉ nhìn lại một lần tôi thấy công việc thật dễ dàng. Thì ra nhìn chỉ để mà nhìn thật khác xa với việc nhìn để ý thức rằng đến một lúc nào cần mình sẽ làm được như vậy. Bài học từ cái nhìn tích cực chủ động của mẹ đã khiến tôi rất nhạy bén và năng động trong cuộc sống, tôi không chỉ biết nhìn để học hỏi mà còn biết nhìn để rút kinh nghiệm và sáng tạo trong mọi việc.
Những bài học từ trang sách cuộc đời của mẹ là vô giá và vô tận, tôi cứ lần giở mãi theo từng bước chân thời gian trải nghiệm cuộc đời này, để thấy rằng mẹ thật giản đơn, thật gần gũi mà cũng thật diệu kỳ như một đấng siêu nhiên.
Hôm nay trời se lạnh, tôi thèm và nhớ đến lạ lùng món bánh canh tôm của mẹ, tôi nhớ cái cảm giác được nhìn thèm thuồng và nhớ cái vị ngon nơi đầu lưỡi trước chén bánh canh bốc khói thơm lừng mùi nước cốt với tôm, vị béo ngậy của dừa của gạch tôm lựt sựt giòn giòn trong miệng. Tôi xách xe ra chợ và mua về một bọc bánh canh canh tôm. Thế mà tôi chẳng thể tìm thấy chút gì mùi vị của ngày xưa ngoài cái cảm giác thất vọng và tôi đã nghiệm ra một điều: Đặc sản không phải là món mà ta có thể mua ở chợ. Tuổi thơ tôi đã được thưởng thức rất nhiều những đặc sản như thế từ sự khéo léo và chu đáo của mẹ trong từng món ăn, thức quà dù rất giản đơn cho đến thật cầu kỳ. Từ món canh rau tập tàng, món tép rang hay cá kho sả; từ món bánh trôi nước, bánh lá dừa hay bánh canh tôm… Và tôi biết, giờ đây tôi chẳng thể nũng nịu như ngày xưa để mỗi cuối tuần được mẹ làm cho một món mà mình thích. Tôi vẫn hằng mong thời gian hãy thư thả chậm rãi, để tuổi già đừng đến với mẹ quá nhanh như vậy, nhưng nào có được đâu! Rồi tôi muốn mình trở thành như mẹ của ngày xưa, để sau này con cái của tôi lớn lên sẽ lại chiêm nghiệm được những điều kì diệu mà thật giản đơn trong cuộc sống này được tạo ra từ mẹ.
Tôi tập nấu ăn ngon, một điều bình thường nhưng hết sức mới lạ với mình. Trước nay, tôi luôn quan niệm là ăn để sống chứ đâu phải sống để ăn mà phải tiêu tốn quá nhiều thời gian cho những món ăn trong cuộc sống hàng ngày như thế. Tuổi thơ tôi hồn nhiên lớn lên trong sự chăm chút từng món ăn của mẹ, cứ nghĩ nó chỉ có giá trị dinh dưỡng nuôi lớn hình hài nào ngờ tấm lòng của mẹ qua từng món ăn đã vun đắp nơi tôi một giá trị tinh thần mà chẳng sách báo hay một phương tiện giáo dục hiện đại nào có thể tạo nên.
Mẹ chẳng bao giờ cầm tay chỉ dạy chi li một điều gì, và cũng không bao giờ có những bài học triết lý xa xôi, nhưng sự kỹ lưỡng đến từng chút một trong nấu ăn và trong sinh hoạt của mẹ đã khiến tôi có một thói quen luôn cẩn trọng chu đáo trong công việc. Mẹ không thích lý luận dài dòng nhưng bao giờ mẹ cũng có lý do rất rõ ràng trong mọi việc. Tôi nhớ mỗi khi làm bánh lá dừa hay khi nấu cơm nếp, bao giờ mẹ cũng phát cho mấy chị em tôi mỗi đứa một cái đĩa thau để lựa nếp, tức là nhặt từng hạt gạo trong ra khỏi những hạt nếp đục. Tôi còn nhớ lúc đó mình có cái cảm giác y như là cô Tấm trong truyện cổ tích. Chúng tôi phàn nàn: "Mẹ ơi, lộn có mấy hạt gạo thôi, mà mình nấu lên thì nó cũng chín rồi, ăn cũng có sao đâu!". Mẹ giải thích: "Nếp này lộn gạo không ít, khi ăn con sẽ thấy những hạt gạo lẫn này làm cho cái bánh như bị sống, còn cơm nếp thì ăn vào cứ lựt xựt như chưa chín, mất đi cái thơm dẻo hoàn toàn của nếp". Hay như cái cách mẹ rửa tép để làm mắm tép cho ngày tết: Cứ đúng y là ba lần rửa nước trắng, một lần nước phèn, rồi một lần nước trắng, rồi rửa rượu xong lại thêm qua hai lần nước trắng… Rồi cái cách mẹ luộc cái bánh trôi nước cũng thật công phu… Tôi nhớ lại và tự nấu những món mà tuổi thơ mình đã từng thưởng thức.
Thật ra, với cái tính không thích nấu ăn, tôi sẽ chẳng thể nhớ và làm được những món mà ngày xưa mẹ đã làm. Nhưng tôi đã làm được chính là nhờ bài học từ cái mề gà. Có lần làm thịt gà xong mẹ đưa qua cho tôi cái mề gà và bảo xắt ra. Tôi cầm cái mề xoay qua, xoay lại mà không biết phải xắt làm sao, tôi nhớ khi nấu chín cái mề gà có nhiều tua nhỏ xoay tròn, nhưng xắt làm sao để được như vậy thì tôi không làm được. Tôi nói: "Mẹ ơi chỉ con đi, con không biết xắt!". Không ngờ mẹ lại nổi cáu và nói: "Không phải chuyện gì cũng đợi chỉ thì mới biết, khi mẹ làm thì con phải nhìn, nhìn thì phải để ý, để ý thì phải làm được". Rồi mẹ cầm cái mề thoăn thoắt xắt ra. Trước đó tôi đã nhìn thấy mẹ làm như thế nhiều lần mà sao khi ấy tôi chẳng làm được, bây giờ chỉ nhìn lại một lần tôi thấy công việc thật dễ dàng. Thì ra nhìn chỉ để mà nhìn thật khác xa với việc nhìn để ý thức rằng đến một lúc nào cần mình sẽ làm được như vậy. Bài học từ cái nhìn tích cực chủ động của mẹ đã khiến tôi rất nhạy bén và năng động trong cuộc sống, tôi không chỉ biết nhìn để học hỏi mà còn biết nhìn để rút kinh nghiệm và sáng tạo trong mọi việc.
Những bài học từ trang sách cuộc đời của mẹ là vô giá và vô tận, tôi cứ lần giở mãi theo từng bước chân thời gian trải nghiệm cuộc đời này, để thấy rằng mẹ thật giản đơn, thật gần gũi mà cũng thật diệu kỳ như một đấng siêu nhiên.