thiensuvotinh47
Thời thơ ấu
Khi vừa tròn 1 tuổi, mẹ tập cho bạn ăn, tắm rửa cho bạn. Đáp lại, những lúc trái gió trở trời, bạn ra rả khóc thâu đêm.
Bạn được 2 tuổi, mẹ dạy bạn những bước đi chập chững. Để cảm ơn mẹ, bạn lon ton chạy lại mỗi khi nghe tiếng mẹ gọi.
Khi bạn lên 3, mẹ làm cho bạn những món ăn đầu tiên theo ý của bạn. Đáp lại, sau khi ăn xong bạn quẳng chiếc đĩa đựng đồ ăn xuống sàn nhà.
Lúc 4 tuổi, nhận từ tay mẹ những cây bút chì đầu tiên, bạn đã dùng chúng để bôi vẽ đầy tường phòng khách.
Lên 5, bạn không ngần ngại mặc bộ đồ đẹp nhất mà mẹ đã thức suốt mấy đêm may cho mình nhảy xuống vũng bùn trước cửa nhà.
6 tuổi, được mẹ dắt tới trường, bạn lại giãy giụa và gào khóc “Ứ ừ, con không thích đi học đâu!”
Năm bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn một trái banh. Để cảm ơn bà, bạn đã sút thủng … cửa kính nhà hàng xóm. Mẹ bạn phải xin lỗi chủ nhà, thay đền cửa mới.
8 tuổi, mẹ mua cho bạn những cây kem mút và bạn đã để nước kem nhỏ từng giọt lên đùi, dơ cả những bộ đồ đẹp nhất.
Bạn lên 9, mẹ lấy hết khoản tiền tiết kiệm còm cõi mà bà chắt chiu từ thời con gái để mua cho bạn một cây đàn dương cầm. Đáp lại, bạn để cây đàn đứng im lìm trong góc phòng khách, không đụng đến nó.
Lúc niên thiếu
Năm bạn lên 10, mẹ bỏ thời giờ đưa bạn đi tập thể dục thẩm mỹ, tập võ, đi sinh nhật bạn bè. Đáp lại, bạn nhảy ra khỏi xe bỏ đi không thèm ngoái cổ lại khi mẹ làm phật ý.
12 tuổi, đáp lại sự cấm cản của mẹ không cho bạn xem một chương trình TV dành cho người lớn, bạn dọa bỏ nhà đi bụi đời.
Lúc 14 tuổi, mẹ cho bạn tiền đi nghỉ hè xa lần đầu tiên trong đời. Đáp lại tấm lòng của bà, suốt 3 tháng bạn chẳng buồn viết lấy một chữ gởi mẹ.
Khi 15 tuổi, mẹ mong được ôm con vào lòng mỗi khi lê bước về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bạn trả ơn bằng cách lẩn vào buồng riêng của mình và khóa chặt cửa, không thèm hỏi thăm công việc và sức khỏe của mẹ.
Khi trưởng thành
18 tuổi, trong lúc những giọt nước mắt sung sướng của mẹ ướt đẫm một góc gối vì biết tin con tốt nghiệp trung học, bạn đang say túy lúy trong bữa tiệc thâu đêm đầu tiên trong đời.
Năm bạn 19 tuổi, bịn rịn tiễn con ra ga lên thành phố học đại học, mẹ bạn vòng tay ôm lấy đứa con mà bà đã rứt ruột đẻ ra nay sắp bước vào đời. Đáp lại, bạn ngượng ngùng đẩy mẹ ra vì sợ quê trước mặt lũ bạn.
20 tuổi, mẹ nhờ bạn ghé thăm một ông chú họ xa đang sống gần thành phố nơi bạn học. Bạn trả lời: “Đó đâu phải là việc của con!”
Khi bạn 21 tuổi, đáp lại những lời gợi ý rụt rè của mẹ về nghề nghiệp tương lai, bạn sẵng giọng: “Con không muốn giống như mẹ”.
22 tuổi, trong ngày bạn nhận bằng cử nhân, mẹ bạn giơ bàn tay chai sần quẹt ngang đôi dòng lệ hạnh phúc lăn dài trên gò má nhăn nheo, vừa gật đầu rối rít khi nghe bạn thì thào bên tai bà: “Mẹ cho con tiền đi du lịch châu Âu nhé”.
Năm bạn 23 tuổi, mẹ mua cho bạn một căn hộ nhỏ ở thành phố, gần công ty bạn đang làm việc. Để trả ơn, bạn bĩu môi với bạn bè chê bai nó trông thật xấu xí, không xứng với bạn.
Năm bạn 25 tuổi, mẹ ướm hỏi chuyện chồng con của bạn ra sao, bạn đã yêu ai chưa. Đáp lại bạn chỉ làu bàu: “Thôi, mẹ đứng xía vào chuyện của con”.
Một năm nữa trôi qua. Sau đám cưới, hai vợ chồng bạn biến đi hưởng tuần trăng mật ở một thành phố cách nơi bạn ở nửa vòng trái đất mà chi phí đó là do mẹ bạn đài thọ, không một lời từ biệt mẹ.
Khi bạn đã ngoài 30, mẹ khắc khoải lo sao mãi bạn vẫn chưa sanh con, bạn đáp gọn lỏn: “Thời buổi bây giờ đâu giống như ngày xưa”.
Ở tuổi trung niên
40 tuổi, một ngày nọ mẹ gọi điện kêu bạn về quê dự đám tang bà dì, bạn trả lời: “Con bận lắm, không về được”.
Tới khi bạn 50 tuổi, mẹ bạn đã gần đất xa trời. Bà bị bệnh nằm liệt giường. Để đền đáp công lao dưỡng dục hơn nửa thế kỷ của mẹ, bạn than thở với hàng xóm láng giềng, bạn bè về những gánh nặng mà con cái phải chịu khi cha mẹ về già.
Và rồi một ngày kia, mẹ bạn lặng lẽ ra đi. Bạn ở lại với khoảng trống trong tâm hồn và những nỗi day dứt trong tim về những gì bạn đã dành cho mẹ.
Khi vừa tròn 1 tuổi, mẹ tập cho bạn ăn, tắm rửa cho bạn. Đáp lại, những lúc trái gió trở trời, bạn ra rả khóc thâu đêm.
Bạn được 2 tuổi, mẹ dạy bạn những bước đi chập chững. Để cảm ơn mẹ, bạn lon ton chạy lại mỗi khi nghe tiếng mẹ gọi.
Khi bạn lên 3, mẹ làm cho bạn những món ăn đầu tiên theo ý của bạn. Đáp lại, sau khi ăn xong bạn quẳng chiếc đĩa đựng đồ ăn xuống sàn nhà.
Lúc 4 tuổi, nhận từ tay mẹ những cây bút chì đầu tiên, bạn đã dùng chúng để bôi vẽ đầy tường phòng khách.
Lên 5, bạn không ngần ngại mặc bộ đồ đẹp nhất mà mẹ đã thức suốt mấy đêm may cho mình nhảy xuống vũng bùn trước cửa nhà.
6 tuổi, được mẹ dắt tới trường, bạn lại giãy giụa và gào khóc “Ứ ừ, con không thích đi học đâu!”
Năm bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn một trái banh. Để cảm ơn bà, bạn đã sút thủng … cửa kính nhà hàng xóm. Mẹ bạn phải xin lỗi chủ nhà, thay đền cửa mới.
8 tuổi, mẹ mua cho bạn những cây kem mút và bạn đã để nước kem nhỏ từng giọt lên đùi, dơ cả những bộ đồ đẹp nhất.
Bạn lên 9, mẹ lấy hết khoản tiền tiết kiệm còm cõi mà bà chắt chiu từ thời con gái để mua cho bạn một cây đàn dương cầm. Đáp lại, bạn để cây đàn đứng im lìm trong góc phòng khách, không đụng đến nó.
Lúc niên thiếu
Năm bạn lên 10, mẹ bỏ thời giờ đưa bạn đi tập thể dục thẩm mỹ, tập võ, đi sinh nhật bạn bè. Đáp lại, bạn nhảy ra khỏi xe bỏ đi không thèm ngoái cổ lại khi mẹ làm phật ý.
12 tuổi, đáp lại sự cấm cản của mẹ không cho bạn xem một chương trình TV dành cho người lớn, bạn dọa bỏ nhà đi bụi đời.
Lúc 14 tuổi, mẹ cho bạn tiền đi nghỉ hè xa lần đầu tiên trong đời. Đáp lại tấm lòng của bà, suốt 3 tháng bạn chẳng buồn viết lấy một chữ gởi mẹ.
Khi 15 tuổi, mẹ mong được ôm con vào lòng mỗi khi lê bước về nhà sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bạn trả ơn bằng cách lẩn vào buồng riêng của mình và khóa chặt cửa, không thèm hỏi thăm công việc và sức khỏe của mẹ.
Khi trưởng thành
18 tuổi, trong lúc những giọt nước mắt sung sướng của mẹ ướt đẫm một góc gối vì biết tin con tốt nghiệp trung học, bạn đang say túy lúy trong bữa tiệc thâu đêm đầu tiên trong đời.
Năm bạn 19 tuổi, bịn rịn tiễn con ra ga lên thành phố học đại học, mẹ bạn vòng tay ôm lấy đứa con mà bà đã rứt ruột đẻ ra nay sắp bước vào đời. Đáp lại, bạn ngượng ngùng đẩy mẹ ra vì sợ quê trước mặt lũ bạn.
20 tuổi, mẹ nhờ bạn ghé thăm một ông chú họ xa đang sống gần thành phố nơi bạn học. Bạn trả lời: “Đó đâu phải là việc của con!”
Khi bạn 21 tuổi, đáp lại những lời gợi ý rụt rè của mẹ về nghề nghiệp tương lai, bạn sẵng giọng: “Con không muốn giống như mẹ”.
22 tuổi, trong ngày bạn nhận bằng cử nhân, mẹ bạn giơ bàn tay chai sần quẹt ngang đôi dòng lệ hạnh phúc lăn dài trên gò má nhăn nheo, vừa gật đầu rối rít khi nghe bạn thì thào bên tai bà: “Mẹ cho con tiền đi du lịch châu Âu nhé”.
Năm bạn 23 tuổi, mẹ mua cho bạn một căn hộ nhỏ ở thành phố, gần công ty bạn đang làm việc. Để trả ơn, bạn bĩu môi với bạn bè chê bai nó trông thật xấu xí, không xứng với bạn.
Năm bạn 25 tuổi, mẹ ướm hỏi chuyện chồng con của bạn ra sao, bạn đã yêu ai chưa. Đáp lại bạn chỉ làu bàu: “Thôi, mẹ đứng xía vào chuyện của con”.
Một năm nữa trôi qua. Sau đám cưới, hai vợ chồng bạn biến đi hưởng tuần trăng mật ở một thành phố cách nơi bạn ở nửa vòng trái đất mà chi phí đó là do mẹ bạn đài thọ, không một lời từ biệt mẹ.
Khi bạn đã ngoài 30, mẹ khắc khoải lo sao mãi bạn vẫn chưa sanh con, bạn đáp gọn lỏn: “Thời buổi bây giờ đâu giống như ngày xưa”.
Ở tuổi trung niên
40 tuổi, một ngày nọ mẹ gọi điện kêu bạn về quê dự đám tang bà dì, bạn trả lời: “Con bận lắm, không về được”.
Tới khi bạn 50 tuổi, mẹ bạn đã gần đất xa trời. Bà bị bệnh nằm liệt giường. Để đền đáp công lao dưỡng dục hơn nửa thế kỷ của mẹ, bạn than thở với hàng xóm láng giềng, bạn bè về những gánh nặng mà con cái phải chịu khi cha mẹ về già.
Và rồi một ngày kia, mẹ bạn lặng lẽ ra đi. Bạn ở lại với khoảng trống trong tâm hồn và những nỗi day dứt trong tim về những gì bạn đã dành cho mẹ.